Hàng siêu trường là gì? Cơ quan nào chịu trách nhiệm quy định về vận tải hàng siêu trường trên đường sắt?
Hàng siêu trường là gì?
Hàng siêu trường được giải thích theo khoản 13 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên toa xe có kích thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, khổ giới hạn và chiều dài toa xe của khổ đường tương ứng.
Theo đó, hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên toa xe có kích thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, khổ giới hạn và chiều dài toa xe của khổ đường tương ứng.
Hàng siêu trường là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chịu trách nhiệm quy định về vận tải hàng siêu trường trên đường sắt?
Cơ quan chịu trách nhiệm quy định về vận tải hàng siêu trường trên đường sắt được quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi vận tải hàng siêu trường, siêu trọng phải có phương án tổ chức xếp, dỡ, gia cố, vận chuyển, bảo đảm an toàn chạy tàu và kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng trên đường sắt.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quy định về vận tải hàng siêu trường trên đường sắt.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi vận tải hàng siêu trường phải có phương án tổ chức xếp, dỡ, gia cố, vận chuyển, bảo đảm an toàn chạy tàu và kết cấu hạ tầng đường sắt.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường thì bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường thì bị phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 71 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển thi hài, hài cốt trái quy định;
b) Vận chuyển động vật sống không đúng quy định;
c) Không thực hiện việc niêm yết, công bố, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc niêm yết không đúng quy định về: Giờ tàu, giá vận tải hành khách, giá vận tải hành lý, giá vận tải hàng hóa, các loại chi phí khác, kế hoạch bán vé, danh mục hàng hóa cấm vận chuyển bằng tàu khách, các quy định của doanh nghiệp về trách nhiệm phục vụ hành khách;
d) Không thực hiện việc thông báo số chỗ còn lại cho hành khách đối với các tàu bán vé bằng hệ thống điện tử theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thực hiện việc miễn, giảm giá vé hoặc thực hiện miễn, giảm giá vé không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện các nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng;
c) Không thực hiện đúng các quy định về xếp, dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm;
d) Không bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn giao thông hoặc thiên tai, địch họa;
đ) Không thực hiện đúng quy định về xếp hàng và gia cố hàng trên toa xe;
e) Không bố trí đủ nhân viên công tác trên tàu theo quy định;
g) Không xây dựng quy trình tác nghiệp đối với các chức danh nhân viên công tác trên tàu theo quy định.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này buộc phải đưa thi hài, hài cốt, động vật sống xuống tàu tại ga đến gần nhất để xử lý theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện ngay nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm đ khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, buộc doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?