Hằng năm tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo cho từng người lao động thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của họ đúng không?
- Hằng năm tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo cho từng người lao động thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của họ đúng không?
- Người lao động có được quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp không?
- Tổ chức bảo hiểm xã hội có phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Hằng năm tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo cho từng người lao động thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của họ đúng không?
Trách nhiệm thông báo cho từng người lao động thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 36 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội
1. Hằng năm thông báo cho từng người lao động thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
2. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia và thu bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về việc tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn, trừ Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.
5. Chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
...
Như vậy, theo quy định, hằng năm tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thông báo cho từng người lao động thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Hằng năm tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo cho từng người lao động thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của họ đúng không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp không?
Quyền của người lao động được quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Quyền của người lao động
1. Nhận sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận đầy đủ về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm.
3. Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
4. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
5. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ khoản 13 Điều 36 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội
...
12. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
13. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động yêu cầu.
14. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, người lao động được quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
Đồng thời, tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động yêu cầu.
Tổ chức bảo hiểm xã hội có phải đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Việc đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 36 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) như sau:
Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội
...
6. Dừng chi trả các khoản trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
6a. Thực hiện việc thu hồi tiền hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp do chi trả không đúng theo quyết định hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hoặc chi trả không đúng thời hạn quy định hoặc thu bảo hiểm thất nghiệp không đúng dẫn đến việc giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp sai quy định.
7. Cấp thẻ bảo hiểm y tế và đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện việc chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
11. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm thất nghiệp.
...
Như vậy, tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp thẻ bảo hiểm y tế và đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?