Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là những loại hàng hóa nào theo quy định?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là những loại hàng hóa nào theo quy định?
- Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá hải quan có phải tham gia đối thoại với cơ quan hải quan không?
- Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước trị giá hải quan thì tổ chức, cá nhân làm thế nào?
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là những loại hàng hóa nào theo quy định?
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:
Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
1. Điều kiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc là hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh.
...
Đối chiếu với quy định trên thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là:
- Hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc
- Hàng hóa có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc
- Hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là những loại hàng hóa nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá hải quan có phải tham gia đối thoại với cơ quan hải quan không?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) như sau:
Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
...
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan:
a) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
b) Tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan;
c) Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá hải quan có trách nhiệm tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan.
Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước trị giá hải quan thì tổ chức, cá nhân làm thế nào?
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
...
4. Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là cơ sở để khai hải quan khi làm thủ tục hải quan.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mà tổ chức, cá nhân cần thiết thông quan hàng hóa thì tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế theo giá khai báo hoặc thực hiện bảo lãnh theo quy định để thực hiện thông quan hàng hóa. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan.
5. Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với hàng hóa thông thường) hoặc 30 ngày (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ), kể từ ngày nhận được yêu cầu của người khai hải quan, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời kết quả cho người khai hải quan.
...
Theo đó, trong trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước trị giá hải quan thì tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong hai cách giải quyết dưới đây:
Cách 1: Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với nội dung xác định trước trị giá hải quan của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mà tổ chức, cá nhân cần thiết thông quan hàng hóa thì tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế theo giá khai báo hoặc thực hiện bảo lãnh theo quy định để thực hiện thông quan hàng hóa.
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan.
Cách 2: Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước trị giá hải quan thì tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với hàng hóa thông thường) hoặc 30 ngày (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ), kể từ ngày nhận được yêu cầu của người khai hải quan, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời kết quả cho người khai hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?