Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam ở những địa điểm nào theo quy định?
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam ở những địa điểm nào?
Địa điểm lưu giữ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 56 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất
...
5. Địa điểm lưu giữ
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:
a) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;
b) Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;
c) Kho, bãi của thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất;
d) Các điểm thông quan, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới.
6. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khi vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất, người khai hải quan/người vận chuyển phải khai báo vận chuyển qua Hệ thống trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng tái xuất tại cửa khẩu khác;
b) Hàng hóa tạm nhập tại một cửa khẩu nhưng đưa hàng về địa điểm lưu giữ sau đó tái xuất tại cửa khẩu khác.
...
Như vậy, theo quy định, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được lưu giữ ở Việt Nam tại một trong các địa điểm sau đây:
- Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;
- Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;
- Kho, bãi của thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất;
- Các điểm thông quan, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam ở những địa điểm nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện tại đâu?
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau:
1. Thủ tục hải quan tạm nhập
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập;
...
2. Thủ tục hải quan tái xuất
a) Địa điểm làm thủ tục tái xuất:
Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập;
b) Hồ sơ hải quan tái xuất:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
...
Theo đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định cụ thể như sau:
- Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập;
- Thủ tục hải quan tái xuất: thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất.
Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập.
Hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập nhưng chưa làm thủ tục tái xuất thì có được gửi kho ngoại quan không?
Hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập nhưng chưa làm thủ tục tái xuất được quy định tại khoản 2 Điều 83 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
Quản lý, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
...
2. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (hoặc cảng nội địa)
a) Hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập, chưa làm thủ tục tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý. Việc kiểm tra thực tế khi làm thủ tục tái xuất được thực hiện tại kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý; Hàng hóa đã làm thủ tục tái xuất được gửi kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa tại cửa khẩu xuất;
b) Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
...
Theo quy định trên thì hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập, chưa làm thủ tục tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý.
Như vậy, đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập nhưng chưa làm thủ tục tái xuất thì được phép gửi kho ngoại quan do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?