Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có phải là đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu không?
- Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có phải là đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu không?
- Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu thì được hưởng ưu đãi gì?
- Nhà thầu tham dự thầu được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thì được hưởng ưu đãi nào?
Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có phải là đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu không?
Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;
b) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu;
d) Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu;
đ) Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế;
e) Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
g) Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật;
h) Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.
...
Như vậy, hàng hóa có xuất xứ Việt Nam là một trong những đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có phải là đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu không? (Hình từ Internet)
Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu thì được hưởng ưu đãi gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu được hưởng các ưu đãi sau đây:
(1) Không phải đáp ứng yêu cầu về doanh thu, số năm hoạt động trong cùng ngành nghề với gói thầu đang xét khi nhà thầu chào thầu hàng hóa mà chủng loại hàng hóa này lần đầu được nhà thầu sản xuất và đủ điều kiện để đưa ra thị trường trong thời gian 05 năm trước thời điểm đóng thầu.
Nhà thầu được hưởng ưu đãi này kể từ khi nhà thầu được thành lập nhưng không quá 07 năm tính đến thời điểm đóng thầu;
(2) Được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với phần chuyển giao công nghệ từ đơn vị khác (nếu có). Cụ thể:
- Đối với các công nghệ chuyển giao thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư, danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật, ngoài ưu đãi về doanh thu, số năm hoạt động, không phải đáp ứng yêu cầu về xác nhận vận hành thành công, thời gian sản phẩm đã được sử dụng đảm bảo yêu cầu chất lượng được người sử dụng xác nhận.
Trường hợp bên chuyển giao công nghệ có cam kết với chủ đầu tư về việc chịu trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm do nhà thầu sản xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu nhận chuyển giao công nghệ được sử dụng các tài liệu, kết quả thử nghiệm của bên chuyển giao công nghệ đối với đối tượng công nghệ được chuyển giao để chứng minh tính kiểm chứng và phù hợp của loại hàng hóa sản xuất đối với những nội dung được chuyển giao theo hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc theo giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Nhà thầu tham dự thầu được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thì được hưởng ưu đãi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc ưu đãi như sau:
Nguyên tắc ưu đãi
1. Nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc trong đánh giá về tài chính thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc đánh giá về tài chính.
2. Trường hợp tất cả các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau hoặc tất cả các nhà thầu đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không cần tính ưu đãi để so sánh, xếp hạng.
3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn; phi tư vấn; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
4. Nhà thầu phải chứng minh nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu.
Theo đó, trong trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi lựa chọn chủ đầu tư mà không có Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thì người quyết định đầu tư có trách nhiệm gì?
- Tải về mẫu quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu quyết định trả hồ sơ vụ án hình sự?
- Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội được thực hiện như thế nào? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?
- Tải 09 mẫu quyết định bắt, tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay? Ai có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
- Trong hình sự, tự thú là gì? Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và ghi rõ những thông tin nào?