Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải tuân thủ các yêu cầu thế nào?
- Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải tuân thủ các yêu cầu thế nào?
- Ai có trách nhiệm chỉ định các tổ chức có đủ điều kiện thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với hàng dự trữ quốc gia?
- Chi phí đánh giá sự phù hợp đối với hàng dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?
Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải tuân thủ các yêu cầu thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 130/2014/TT-BTC quy định về cơ sở quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia như sau:
Cơ sở quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia
1. Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia hoặc phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành.
a) Đối với những mặt hàng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó đã quy định cụ thể các chỉ tiêu chất lượng thì phải tuân thủ theo các quy định về chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng đối với từng mặt hàng và thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định;
b) Đối với những mặt hàng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nhưng chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật theo nhóm chỉ tiêu chất lượng mà không quy định các chỉ tiêu chất lượng cụ thể thì áp dụng theo quyết định của Bộ Tài chính hoặc quyết định của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia (sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính) ban hành các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng cụ thể của nhóm chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng mặt hàng;
c) Đối với những mặt hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì áp dụng theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực phù hợp đối với từng mặt hàng. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, áp dụng theo tiêu chuẩn cơ sở, các quy phạm quy định kỹ thuật của cơ sở sản xuất hoặc tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất;
d) Trường hợp chưa xây dựng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mặt hàng mới đưa vào dự trữ; chưa kịp sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu kỹ thuật của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành do thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc công nghệ bảo quản, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng và quyết định chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu kỹ thuật bảo quản tạm thời để áp dụng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Trong thời gian tối đa mười tám tháng (18 tháng) kể từ ngày bổ sung mặt hàng mới, hoặc kể từ ngày thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc công nghệ bảo quản mới, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải hoàn thành việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gửi Bộ Tài chính ban hành.
2. Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải tuân thủ theo đúng quy định liên quan đến quản lý chất lượng đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản khác.
3. Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải chịu sự thanh tra, kiểm tra về chất lượng theo quy định tại Mục 3 Chương này.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thanh tra, kiểm tra có thể sử dụng tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả của mình.
Theo đó, hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải tuân thủ theo đúng quy định liên quan đến quản lý chất lượng đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản khác.
Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải chịu sự thanh tra, kiểm tra về chất lượng theo quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư 130/2014/TT-BTC.
Hàng dự trữ quốc gia (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm chỉ định các tổ chức có đủ điều kiện thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với hàng dự trữ quốc gia?
Theo Điều 5 Thông tư 130/2014/TT-BTC quy định về việc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp như sau:
Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thẩm định, chỉ định, công bố công khai theo quy định của pháp luật danh sách các tổ chức có đủ điều kiện thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với hàng dự trữ quốc gia đặc chủng, chuyên ngành do bộ, ngành được phân công quản lý.
2. Kết quả đánh giá của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định là cơ sở pháp lý để đánh giá chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho; là cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng hàng dự trữ quốc gia.
3. Nội dung đánh giá sự phù hợp gồm thử nghiệm, giám định, chứng nhận, kiểm định chất lượng hàng dự trữ quốc gia.
4. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tuân thủ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Kết quả chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hàng dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, phải gửi Bộ Tài chính để theo dõi, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước.
Như vậy, về trách nhiệm chỉ định các tổ chức có đủ điều kiện thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chỉ định.
Chi phí đánh giá sự phù hợp đối với hàng dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?
Về chi phí đánh giá sự phù hợp, sẽ bao gồm chi phí của 02 loại hàng đó là: hàng nhập kho, hàng lưu kho và xuất kho dự trữ quốc gia, cụ thể tại Điều 6 Thông tư 130/2014/TT-BTC:
Đối với hàng nhập kho: đơn vị cung cấp hàng hóa dự trữ quốc gia phải trả chi phí cho tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp. Đối với khoản chi phí này được thể hiện trong hồ sơ mời thầu.
- Đối với hàng lưu kho và xuất kho dự trữ quốc gia: đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia phải trả chi phí cho tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp.
Kinh phí chi cho đánh giá sự phù hợp được sử dụng từ nguồn kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Ngân sách nhà nước cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?