Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của EEU giai đoạn 2023-2027?
- Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu như thế nào?
- Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu như thế nào?
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đến địa chỉ nào?
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục Mã số hàng hóa và lượng hạn ngạch thuế quan (HNTQ) nhập khẩu của mặt hàng áp dụng HNTQ theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á – Âu trong giai đoạn 2023 - 2027 ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BCT hướng dẫn như sau:
- Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với thuốc lá nguyên liệu năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027 là 500 tấn mỗi năm.
- Đối với trứng gia cầm, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2023 là 11.257 tá; năm 2024 là 11.820 tá, năm 2025 là 12.411 tá, năm 2026 là 13.031 tá và năm 2027 là 13.683 tá.
- Hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O mẫu EAV) cấp theo quy định hiện hành.
- Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu.
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu? (Hình từ Internet)
Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu như sau:
- Thương nhân được Bộ Công Thương cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc được Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thì được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc ghi trong thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
- Đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thì được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
- Các trường hợp áp dụng phương thức điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu khác với phương thức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Công Thương.
- Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đến địa chỉ nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định như sau:
Cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
1. Trên cơ sở lượng hạn ngạch thuế quan công bố hàng năm và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
3. Quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư này và Bộ Công Thương nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi Bộ Công Thương đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.
Như vậy theo quy định trên nộp hồ sơ đề nghị Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?