Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị phải đáp ứng những điều kiện nào theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP?
Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị phải đáp ứng những điều kiện nào theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP?
Căn cứ tại Điều 108 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị như sau:
Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị
1. Hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị phải phù hợp với chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư quy định tại phương pháp, cơ sở tính phí của sản phẩm đã đăng ký với Bộ Tài chính và quy định tại khoản 2 Điều này. Việc đầu tư tài sản của quỹ liên kết đơn vị phải đảm bảo tuân thủ quy định chung về nguyên tắc đầu tư tại khoản 2 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.
2. Hạn mức đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị:
a) Công cụ nợ của Chính phủ: Không hạn chế;
b) Chứng khoán đang lưu hành của các tổ chức phát hành: tối đa 100% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
c) Chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành: tối đa 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó và tối đa 20% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
d) Trực tiếp đầu tư vào bất động sản, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý: 0% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
đ) Đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ: tối đa 30% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
e) Đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam: 0% giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị.
Theo đó, hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị phải đáp ứng điều kiện sau:
- Phù hợp với chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư quy định tại phương pháp, cơ sở tính phí của sản phẩm đã đăng ký với Bộ Tài chính và các quy định sau:
+ Công cụ nợ của Chính phủ: Không hạn chế;
+ Chứng khoán đang lưu hành của các tổ chức phát hành: tối đa 100% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
+ Chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành: tối đa 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó và tối đa 20% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
+ Trực tiếp đầu tư vào bất động sản, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý: 0% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
+ Đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ: tối đa 30% tổng giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị;
+ Đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam: 0% giá trị tài sản của quỹ liên kết đơn vị.
- Đảm bảo tuân thủ quy định chung về nguyên tắc đầu tư tại khoản 2 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị phải đáp ứng những điều kiện nào theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP?
Trường hợp tăng giảm tài sản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị thì có được tiếp tục đầu tư không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 108 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị
...
3. Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị có thể sai lệch so với quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do kết quả của việc tăng hoặc giảm giá trị của các tài sản đầu tư, các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ liên kết đơn vị và hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành. Trong trường hợp này, quỹ liên kết đơn vị không được tiến hành đầu tư vào các tài sản đang có sai lệch và trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày sai lệch phát sinh, doanh nghiệp bảo hiểm phải yêu cầu công ty quản lý quỹ điều chỉnh lại danh mục đầu tư để đảm bảo các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính và công bố thông tin cho bên mua bảo hiểm về nguyên nhân của các sai lệch trên, các biện pháp khắc phục và kết quả của việc khắc phục.
4. Trường hợp sai lệch là do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty quản lý quỹ không tuân thủ các hạn mức đầu tư theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này hoặc chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư của quỹ liên kết đơn vị nêu tại phương pháp và cơ sở tính phí của sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải yêu cầu công ty quản lý quỹ điều chỉnh lại danh mục đầu tư trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày sai lệch phát sinh.
Theo đó, khi tăng hoặc giảm giá trị của các tài sản đầu tư, các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ liên kết đơn vị và hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành dẫn đến hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị có thể sai lệch so với quy định về hạn mức đầu tư vào từng danh mục tài sản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị tại khoản 1 và khoản 2 Điều 108 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì quỹ liên kết đơn vị không được tiến hành đầu tư vào các tài sản đang có sai lệch và trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày sai lệch phát sinh, doanh nghiệp bảo hiểm phải yêu cầu công ty quản lý quỹ điều chỉnh lại danh mục đầu tư để đảm bảo các hạn mức đầu tư.
Doanh nghiệp bảo hiểm khi gây thiệt hại cho khách hàng và quỹ liên kết đơn vị trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 108 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi gây thiệt hại cho khách hàng và quỹ liên kết đơn vị thì:
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đền bù các thiệt hại gây ra cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị trong trường hợp:
- Không tuân thủ chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư đã được quy định tại phương pháp, cơ sở tính phí đã đăng ký với Bộ Tài chính;
- Đầu tư vào các tài sản bị hạn chế hoặc đầu tư vượt các hạn mức đầu tư theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Ngoài ra, mức đền bù cho bên mua bảo hiểm và quỹ liên kết đơn vị được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế phát sinh. Trường hợp các hoạt động đầu tư theo khoản 5 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có phát sinh lợi nhuận, doanh nghiệp bảo hiểm phải hạch toán toàn bộ lợi nhuận cho quỹ liên kết đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?