Hạn mức bảo lãnh Chính phủ là gì? Ai có quyền quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm?
Hạn mức bảo lãnh Chính phủ là gì?
Hạn mức bảo lãnh Chính phủ được giải thích tại khoản 21 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Hạn mức bảo lãnh Chính phủ là mức bảo lãnh tối đa của Chính phủ trong 01 năm hoặc 05 năm, được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc.
Như vậy, hạn mức bảo lãnh Chính phủ là mức bảo lãnh tối đa của Chính phủ trong 01 năm hoặc 05 năm, được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc.
Hạn mức bảo lãnh Chính phủ là gì? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm?
Cơ quan có quyền quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
1. Thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.
2. Trình Quốc hội:
a) Quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm;
b) Quyết định, điều chỉnh tổng mức vay và trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm.
3. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
a) Cho ý kiến về đề án, dự án và báo cáo về quản lý nợ công;
b) Quyết định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.
4. Quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm.
5. Phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế.
6. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về tình hình nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công.
Như vậy, Chính phủ có quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm.
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt có nhu cầu đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trong năm kế hoạch phải gửi văn bản đăng ký gồm các nội dung chính nào?
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt có nhu cầu đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trong năm kế hoạch phải gửi văn bản đăng ký gồm các nội dung chính được quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Hạn mức bảo lãnh chính phủ hàng năm
1. Hạn mức bảo lãnh chính phủ hàng năm là một chỉ tiêu trong kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm, được Bộ Tài chính xây dựng, báo cáo Chính phủ quyết định theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Luật Quản lý nợ công.
2. Căn cứ hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm, nhu cầu và khả năng huy động vốn vay, Bộ Tài chính xây dựng hạn mức bảo lãnh chính phủ năm kế hoạch, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 của năm liền kề trước năm kế hoạch và được thực hiện vào năm kế hoạch sau khi được Chính phủ phê duyệt.
3. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này, có nhu cầu đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trong năm kế hoạch phải gửi văn bản đăng ký cho Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 của năm liền kề trước đó, gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên dự án đầu tư;
b) Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trong năm kế hoạch và dự kiến hai năm tiếp theo đối với dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh;
c) Số tham chiếu và ngày của văn bản phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ;
d) Số rút vốn, trả nợ dự kiến trong năm kế hoạch và hai năm tiếp theo của các khoản vay, khoản phát hành đã được cấp bảo lãnh và dự kiến được cấp bảo lãnh Chính phủ;
đ) Tên dự án đã được phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh và các thông tin nêu tại điểm b, c và d khoản này dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh trong hai năm tiếp theo năm kế hoạch.
4. Ngân hàng chính sách căn cứ vào chỉ tiêu tăng trưởng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước dự kiến, kế hoạch huy động vốn, cho vay, trả nợ, dự toán cấp bù chênh lệch lãi suất gửi văn bản đề xuất cấp bảo lãnh cho Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 10 của năm liền kề năm kế hoạch, gồm các nội dung chính sau đây:
a) Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm kế hoạch;
b) Nhu cầu huy động và sử dụng vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách năm kế hoạch, trong đó bao gồm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ bảo lãnh;
c) Dự kiến nhu cầu phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh năm kế hoạch.
5. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ đã đăng ký trong năm kế hoạch, đối tượng được bảo lãnh phải có văn bản gửi Bộ Tài chính và nêu rõ lý do của việc điều chỉnh.
Như vậy, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này, có nhu cầu đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trong năm kế hoạch phải gửi văn bản đăng ký cho Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 của năm liền kề trước đó, gồm các nội dung chính sau đây:
- Tên dự án đầu tư;
- Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trong năm kế hoạch và dự kiến hai năm tiếp theo đối với dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh;
- Số tham chiếu và ngày của văn bản phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ;
- Số rút vốn, trả nợ dự kiến trong năm kế hoạch và hai năm tiếp theo của các khoản vay, khoản phát hành đã được cấp bảo lãnh và dự kiến được cấp bảo lãnh Chính phủ;
- Tên dự án đã được phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh và các thông tin nêu tại điểm b, c và d khoản này dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh trong hai năm tiếp theo năm kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?