Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 tại các khu vực nào? Các biện pháp hạn chế được quy định như thế nào?
Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 tại các khu vực nào?
Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 tại các khu vực được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 167/2018/NĐ-CP như sau:
Phân loại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
...
2. Mỗi vùng hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước và được quy định như sau:
a) Vùng hạn chế 1, bao gồm các khu vực quy định tại các điểm c, điểm d khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Vùng hạn chế 2, bao gồm các khu vực quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
...
Tại điểm c và điểm d khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định:
Thăm dò, khai thác nước dưới đất
...
4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
...
c) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;
d) Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 tại các khu vực sau:
- Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;
- Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng.
Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 tại các khu vực nào? Các biện pháp hạn chế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 được quy định như thế nào?
Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế 1 được quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 167/2018/NĐ-CP như sau:
- Đối với các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này thì dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có (nếu có) và thực hiện xử lý, trám lấp giếng theo quy định;
- Đối với các khu vực liền kề quy định tại khoản 3 Điều này thì không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản này đối với các công trình hiện có;
- Trường hợp công trình không có giấy phép, bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
- Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho các mục đích sử dụng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này, thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp công trình có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và chỉ gia hạn, điều chỉnh, cấp lại đối với công trình cấp nước theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định này nếu đủ điều kiện để được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất mà có liên quan đến trám lấp giếng thì thực hiện như thế nào?
Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất mà có liên quan đến trám lấp giếng thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2018/NĐ-CP như sau:
Các hình thức, biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất
1. Việc áp dụng các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 5 Điều 52 của Luật tài nguyên nước phải trên cơ sở phân loại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại Điều 4 của Nghị định này, hiện trạng khai thác, sử dụng nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thông qua việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất cụ thể quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.
2. Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải theo kế hoạch, lộ trình cụ thể trong phương án quy định tại Điều 13 của Nghị định này, trừ trường hợp sự cố, gây sụt, lún đất hoặc các tình huống khẩn cấp cần phải xử lý, trám lấp giếng để khắc phục sự cố.
3. Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất mà có liên quan đến trám lấp giếng thì thực hiện theo quy định về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng (sau đây gọi tắt là quy định về xử lý, trám lấp giếng); trường hợp liên quan đến cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, cấp lại giấy phép tài nguyên nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Như vậy, theo quy định trên thì việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất mà có có liên quan đến trám lấp giếng thì thực hiện theo quy định về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng (sau đây gọi tắt là quy định về xử lý, trám lấp giếng);
Trường hợp liên quan đến cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, cấp lại giấy phép tài nguyên nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?