Hạn chế cấp tín dụng ngân hàng được quy định như thế nào? Quy định giới hạn cấp tín dụng ngân hàng mới nhất?
Cấp tín dụng ngân hàng là gì?
Cấp tín dụng ngân hàng được giải thích theo khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Cấp tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cấp tín dụng ngân hàng là gì? (Hình từ Internet)
Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng?
Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng căn cứ khoản 3 Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì cấp tín dụng được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
...
Theo đó, các hình thức cấp tín dụng ngân hàng gồm:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
- Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Hạn chế cấp tín dụng ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định như sau:
(1) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(2) Kế toán trưởng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc;
(3) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
(4) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
(5) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
(6) Các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng hoặc doanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát.
Lưu ý:
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng nêu tại điểm (1), (2), (3), (4) và (5) không được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng ở đây bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng nêu tại điểm (1), (3), (4) phát hành.
- Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng nêu trên phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng thông qua và công khai trong ngân hàng.
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm (6) không được vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm (6) không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm (1), (3) và (4) phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm (6) phát hành.
Quy định giới hạn cấp tín dụng ngân hàng mới nhất?
Căn cứ Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định về giới hạn cấp tín dụng như sau:
(1) Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(2) Mức dư nợ cấp tín dụng nêu tại điểm (1) không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
(3) Mức dư nợ cấp tín dụng nêu tại điểm (1) bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.
(4) Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
(5) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng nêu tại điểm (1) thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(6) Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn nêu tại điểm (1) đối với từng trường hợp cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn nêu tại điểm (1).
(7) Tổng các khoản cấp tín dụng của một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu tại điểm (6) không được vượt quá bốn lần vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?