Hạ sĩ quan dự bị được chia thành mấy hạng? Hạ sĩ quan dự bị được huấn luyện và kiểm tra sức khỏe như thế nào?
Hạ sĩ quan dự bị được chia thành mấy hạng?
Căn cứ vào Điều 24 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (điểm c khoản 2 Điều này được đính chính bởi Thông báo 132/TB-BST; điểm e khoản 2 Điều này được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019) quy định về hạng của hạ sĩ quan dự bị như sau:
Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một và binh sĩ dự bị hạng hai.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên;
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã qua chiến đấu;
c) Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân, đã có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên;
d) Công dân nam là quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ;
đ) Công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;
e) Dân quân thường trực đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hoặc Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên;
g) Công dân là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên;
h) Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
3. Binh sĩ dự bị hạng hai:
a) Công dân nam là binh sĩ xuất ngũ, đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng;
b) Công nhân, viên chức quốc phòng không thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này đã thôi việc;
c) Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân đã có thời gian phục vụ dưới 12 tháng;
d) Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ chưa phục vụ tại ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này.
Như vậy, đối với hạ sĩ quan dự bị thì chỉ có hạ sĩ quan dự bị hạng một, bao gồm:
- Hạ sĩ quan xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên;
- Hạ sĩ quan xuất ngũ đã qua chiến đấu;
- Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân, đã có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên;
- Công dân nam là quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ;
- Công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan đã thôi việc;
- Dân quân thường trực đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hoặc Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên;
- Công dân là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên;
- Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
Huấn luyện hạ sĩ quan dự bị (Hình từ Internet)
Hạ sĩ quan dự bị được huấn luyện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với hạ sĩ quan dự bị như sau:
Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:
a) Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm;
c) Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện, được gọi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày; trường hợp cần thiết được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Việc huấn luyện đối với binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định.
Như vậy, hạ sĩ quan dự bị được huấn luyện như sau:
- Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;
- Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm;
- Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội;
+ Quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần;
+ Giữa các lần huấn luyện, được gọi hạ sĩ quan dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày;
+ Trường hợp cần thiết được quyền giữ hạ sĩ quan dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Hạ sĩ quan dự bị được kiểm tra sức khỏe khi nào?
Căn cứ vào Điều 28 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về kiểm tra sức khỏe đối với hạ sĩ quan dự bị như sau:
Kiểm tra sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã biên chế vào đơn vị dự bị động viên trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập được kiểm tra sức khỏe.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng y tế phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
Như vậy, hạ sĩ quan dự bị đã biên chế vào đơn vị dự bị động viên trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập được kiểm tra sức khỏe.
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng y tế phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra sức khỏe đối với hạ sĩ quan dự bị.
Bên cạnh đó, theo Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì hạ sĩ quan dự bị hết độ tuổi hoặc không còn đủ sức khỏe phục vụ trong ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?