Gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật theo phương thức thế nào? Thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc thì phải làm gì?
Gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật theo phương thức thế nào?
Gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật theo phương thức thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 185/2019/TT-BQP có quy định gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật giữa thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện bằng phương thức trực tiếp, thông qua tổ chức cơ yếu hoặc thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó đối với các thiết bị lưu khóa bí mật trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao thì căn cứ theo Điều 7 Thông tư 185/2019/TT-BQP việc gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật giữa các cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin thông qua các tổ chức Cơ yếu trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao.
Thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc thì phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 185/2019/TT-BQP có nêu như sau:
Thu hồi chứng thư số, thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật
1 .Thu hồi chứng thư số:
a) Thuê bao có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số theo Mẫu 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
b) Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số theo Mẫu 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
2. Thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật:
a) Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật của chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc chứng thư số bị thu hồi, bàn giao cho Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin. Biên bản giao, nhận thiết bị lưu khóa bí mật sau khi chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc chứng thư số bị thu hồi theo Mẫu 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong trường hợp thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp phải lập biên bản xác nhận theo Mẫu 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi ngay về Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Theo đó với trường hợp thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp phải lập biên bản xác nhận gửi ngay về Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 185/2019/TT-BQP có quy định Cơ "quan, tổ chức quản lý trực tiếp” được đề cập bên trên là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước trực tiếp quản lý thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Mẫu biên bản xác nhận bị thất lạc thiết bị lưu khóa bí mật mới nhất có nội dung thế nào?
Về mẫu biên bản xác nhận bị thất lạc thiết bị lưu khóa bí mật mới nhất thực hiện theo Mẫu 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 185/2019/TT-BQP, cụ thể nội dung như sau:
Ghi chú:
(1) Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức hoặc thiết bị, dịch vụ, phần mềm đã đăng ký trong đề nghị cấp chứng thu số.
(2) Địa chỉ thư điện tử của thuê bao đã đăng ký trong đề nghị cấp chứng thư số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi có xảy ra vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
- Bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là một trong những nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng đúng không?
- Nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam có được đem đi biếu tặng không?
- Nhà máy điện BOT là gì? Thời điểm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện BOT?
- Miễn thuế là gì? Hồ sơ miễn thuế gồm những gì? Người nộp thuế nộp hồ sơ miễn thuế qua hình thức online hay trực tiếp?