Giữa Chánh án và các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quan hệ công tác như thế nào? Nguyên tắc phân công công tác ra sao?
Nguyên tắc phân công công tác trong lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Nguyên tắc phân công công tác trong lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 147/QĐ-TANDTC năm 2021 như sau:
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
- Bảo đảm thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định; không can thiệp vào công việc xét xử của các Tòa án nhân dân; chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực công tác, tạo điều kiện để lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao nắm và hiểu rõ các mặt công tác của hệ thống Tòa án nhân dân.
- Bảo đảm tính ổn định, kế thừa và có sự điều chỉnh từng bước cho phù hợp. Khi có sự điều chỉnh phân công công tác giữa các Phó Chánh án thì các Phó Chánh án phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Chánh án biết.
- Bảo đảm tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và thuận lợi trong giải quyết công việc.
Quan hệ công tác giữa Chánh án và các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu, bổ nhiệm?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
2. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Và tại Điều 28 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Chủ tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước miễn nhiệm, cách chức.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Theo các quy định trên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Chủ tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Quan hệ công tác giữa Chánh án và các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Quan hệ công tác giữa Chánh án và các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 147/QĐ-TANDTC năm 2021 như sau:
- Chánh án là người đứng đầu, lãnh đạo công tác của Tòa án nhân dân; chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch nước về tổ chức và toàn bộ hoạt động của Tòa án nhân dân.
Chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về thực hiện chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng, nghị quyết của Quốc hội và pháp luật trong lĩnh vực xét xử.
Tổ chức công tác xét xử và theo dõi công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm thống nhất trong công tác xét xử và hướng dẫn thi hành pháp luật trong phạm vi toàn hệ thống Tòa án nhân dân; trực tiếp chỉ đạo, điều hành những vấn đề lớn, quan trọng, mang tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao.
- Chánh án phân công công tác Phó Chánh án giúp Chánh án trực tiếp chỉ đạo và xử lý thường xuyên, toàn bộ công việc trong các lĩnh vực, đơn vị và địa bàn công tác được phân công. Trường hợp cần thiết, Chánh án trực tiếp xử lý công việc đã phân công cho các Phó Chánh án.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Phó Chánh án chủ động chỉ đạo, xử lý công việc; sử dụng quyền hạn của Chánh án và nhân danh Chánh án để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết công việc thuộc các lĩnh vực, đơn vị, địa bàn công tác được phân công.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực đơn vị, địa bàn do Phó Chánh án khác phụ trách thì các Phó Chánh án chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp các Phó Chánh án có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực, đơn vị, địa bàn do Chánh án trực tiếp phụ trách thì Phó Chánh án đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Chánh án xem xét, quyết định.
- Căn cứ tình hình thực tế, đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án sẽ xem xét, điều chỉnh việc phân công công tác giữa Chánh án và các Phó Chánh án quy định tại Điều 3 của Quyết định này.
- Chánh án chủ trì các cuộc họp định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và họp giao ban, hội ý đột xuất khi cần thiết để phối hợp giải quyết công việc. Khi cần thiết Chánh án ủy quyền cho 01 Phó Chánh án chủ trì các cuộc họp nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?