Giống phục tráng là gì? Giống phục tráng được sử dụng để sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô đúng không?
- Giống phục tráng là gì?
- Giống phục tráng được sử dụng để sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô đúng không?
- Việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp có được nhà nước hỗ trợ đầu tư không?
- Tổ chức sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có quyền như thế nào?
Giống phục tráng là gì?
Giống phục tráng được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 27/2021/NĐ-CP thì giống phục tráng là giống được nhân từ cây trội, cây đầu dòng chọn lọc lại từ giống đã được công nhận và được áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì, khôi phục các tính trạng ban đầu của giống gốc, khắc phục hiện tượng giống thoái hóa, giảm sút năng suất, chất lượng.
Giống phục tráng là gì? (Hình từ Internet)
Giống phục tráng được sử dụng để sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô đúng không?
Giống phục tráng được sử dụng để sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô đúng không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
1. Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
2. Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống gốc hoặc giống phục tráng; giống gốc hoặc giống phục tráng sau 02 năm sử dụng nhân giống phải được phục tráng lại theo tiêu chuẩn quốc gia về phục tráng giống.
3. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp do mình sản xuất, kinh doanh.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có trách nhiệm bàn giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến lô giống theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này khi xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng giống.
Như vậy, theo quy định trên thì giống phục tráng được sử dụng để sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô.
Việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp có được nhà nước hỗ trợ đầu tư không?
Việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp có được nhà nước hỗ trợ đầu tư không, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Hoạt động khoa học và công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp
1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách về giống cây trồng lâm nghiệp; chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp quý, hiếm, giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng lâm nghiệp;
c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp được nhà nước hỗ trợ đầu tư.
Tổ chức sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có quyền như thế nào?
Tổ chức sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có quyền được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có các quyền:
a) Được cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn sử dụng đối với giống cây trồng lâm nghiệp sử dụng;
b) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có các nghĩa vụ:
a) Tuân thủ quy trình sản xuất, hướng dẫn sử dụng đối với giống cây trồng lâm nghiệp do tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp công bố hoặc hướng dẫn;
b) Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện hậu quả xấu do giống cây trồng lâm nghiệp gây ra phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp và chính quyền địa phương biết, để xử lý.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có quyền như sau:
- Được cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn sử dụng đối với giống cây trồng lâm nghiệp sử dụng;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?