Giới thiệu tổng quan các chuyên đề về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương năm 2022?

Xin chào! Tôi có câu hỏi mong được hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi muốn được biết về tổng quan các chuyên đề về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Xin cảm ơn.

Nội dung liên quan tới kiến thức tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương?

Theo quy định tại Phần IB Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 423/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về các chuyên đề có nội dung liên quan tới kiến thức về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương cụ thể như sau:

Chuyên đề 1: Tổng quan về lãnh đạo, quản lý cấp phòng

Nội dung của chuyên đề Tổng quan về lãnh đạo, quản lý cấp phòng:

(1) Những vấn đề chung về lãnh đạo, quản lý:

- Quan niệm về lãnh đạo, quản lý.

- Vai trò của nhà lãnh đạo, quản lý trong tổ chức.

- Các chức năng lãnh đạo, quản lý cơ bản.

- Những nhiệm vụ cơ bản của người lãnh đạo, quản lý.

(2) Cấp phòng và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo cấp phòng:

- Vị trí, vai trò của cấp phòng.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung của lãnh đạo, quản lý cấp phòng.

(3) Năng lực của lãnh đạo, quản lý cấp phòng.

- Quan niệm về năng lực lãnh đạo, quản lý.

- Tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý.

- Những năng lực cần có của lãnh đạo, quản lý cấp phòng.

- Yêu cầu đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong bối cảnh hiện nay.

Chuyên đề 2: Văn hóa lãnh đạo, quản lý:

Nội dung của chuyên đề văn hóa lãnh đạo, quản lý:

(1) Khái quát về văn hóa lãnh đạo, quản lý.

- Khái niệm văn hóa lãnh đạo, quản lý.

- Các yếu tố cấu thành văn hóa lãnh đạo, quản lý.

- Ý nghĩa của văn hóa lãnh đạo, quản lý đối với người lãnh đạo, quản lý.

(2) Một số quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa lãnh đạo, quản lý.

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng quyền lực có văn hóa.

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về ứng xử có văn hóa của người lãnh đạo, quản lý.

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách, phương pháp, lề lối làm việc của người lãnh đạo, quản lý.

(3) Xây dựng, phát triển văn hóa của người lãnh đạo, quản lý:

- Trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tính liêm chính, phục vụ, tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh của người lãnh đạo, quản lý.

- Hoàn thiện phương pháp, lề lối làm việc của người lãnh đạo quản lý.

- Xây dựng quan hệ chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử của người lãnh đạo, quản lý.

- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Tổng quan các chuyên đề về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương?

Giới thiệu tổng quan các chuyên đề về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương năm 2022?

Nội dung liên quan tới kỹ năng tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương?

Đối với các chuyên đề liên quan tới kỹ năng thì tại Phần IIB Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 423/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định cụ thể như sau:

Chuyên đề 1: Kỹ năng tham mưu của lãnh đạo, quản lý cấp phòng

Nội dung của chuyên đề này cụ thể như sau:

(1) Tổng quan về tham mưu:

- Quan niệm về tham mưu.

- Các nguyên tắc tham mưu.

- Yêu cầu đối với công tác tham mưu.

(2) Quy trình thực hiện hoạt động tham mưu:

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho hoạt động tham mưu.

- Giai đoạn 2: Xây dựng và lựa chọn giải pháp tham mưu.

- Giai đoạn 3: Trình bày phương án lựa chọn trước chủ thể có thẩm quyền.

- Giai đoạn 4: Giúp chủ thể có thẩm quyền thực hiện giải pháp tham mưu.

(3) Một số điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu:

- Điều kiện về thể chế.

- Điều kiện về con người.

- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tham mưu.

Chuyên đề 2: Kỹ năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch của cấp phòng

Nội dung của chuyên đề Kỹ năng và tổ chức thực hiện kế hoạch của cấp phòng:

(1) Tổng quan về kế hoạch của cấp phòng:

- Quan niệm về kế hoạch, lập kế hoạch.

- Các yêu cầu đối với kế hoạch công tác của cấp phòng.

- Quy trình lập và thực hiện kế hoạch của cấp phòng.

(2) Một số kỹ năng lập kế hoạch công tác của cấp phòng:

- Kỹ năng xác định mục tiêu của kế hoạch.

- Kỹ năng xác định và bố trí nguồn lực thực hiện kế hoạch và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch.

- Kỹ năng huy động sự tham gia của công chức, viên chức, người lao động vào quá trình lập kế hoạch.

(3) Một số kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của cấp phòng:

- Kỹ năng truyền đạt kế hoạch.

- Kỹ năng phân công, điều hành thực hiện kế hoạch.

- Kỹ năng theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch.

- Kỹ năng báo cáo cấp có thẩm quyền về thực hiện kế hoạch.

(4) Một số lưu ý trong lập và tổ chức thực hiện kế hoạch của cấp phòng:

- Một số lưu ý trong lập kế hoạch của cấp phòng.

- Một số lưu ý trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch của cấp phòng.

Chuyên đề 3: Kỹ năng phân công, kiểm tra, giám sát công việc

Đối với kỹ năng phân công, kiểm tra, giám sát công việc thì nội dung quy định như sau:

(1) Phân công công việc.

- Quan niệm về phân công công việc.

- Cơ sở của phân công công việc.

- Các nguyên tắc phân công công việc.

- Quy trình thực hiện phân công công việc.

- Một số lưu ý trong phân công công việc.

(2) Kiểm tra, giám sát công việc sau phân công.

- Ý nghĩa của kiểm tra, giám sát công việc sau phân công.

- Yêu cầu đặt ra đối với kiểm tra, giám sát công việc sau phân công.

- Các hình thức kiểm tra, giám sát công việc sau phân công.

- Quy trình kiểm tra, giám sát công việc sau phân công.

Chuyên đề 4: Kỹ năng áp dụng pháp luật

Nội dung của Chuyên đề 4 cụ thể như sau:

(1) Khái quát về áp dụng pháp luật

- Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật.

- Các trường hợp áp dụng pháp luật.

- Chủ thể áp dụng pháp luật.

- Yêu cầu áp dụng pháp luật.

(2) Quy trình áp dụng pháp luật của lãnh đạo cấp phòng

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị áp dụng pháp luật.

- Giai đoạn 2: Phân tích, đánh giá bản chất pháp lý sự việc và lựa chọn quy phạm pháp luật.

- Giai đoạn 3: xây dựng dự thảo quyết định áp dụng pháp luật.

- Giai đoạn 4: Ban hành (hoặc trình chủ thể có thẩm quyền ban hành) quyết định áp dụng pháp luật.

- Giai đoạn 5: Tổ chức thực hiện (hoặc tham mưu tổ chức thực hiện) quyết định áp dụng pháp luật.

Chuyên đề 5: Kỹ năng tổ chức, điều hành họp

Chuyên đề 5 được thực hiện bởi những nội dung sau:

(1) Khái quát về họp trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Khái niệm họp và các loại hình, tính chất họp.

- Vai trò của họp trong cơ quan, tổ chức.

- Nguyên tắc tổ chức và điều hành họp.

- Vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong tổ chức và điều hành họp.

(2) Kỹ năng tổ chức họp

- Kỹ năng tổ chức công việc chuẩn bị trước họp.

- Kỹ năng tổ chức công việc trong họp.

- Kỹ năng tổ chức công việc sau họp.

(3) Một số kỹ năng điều hành họp

- Kỹ năng chuẩn bị điều hành họp.

- Kỹ năng thực hiện điều hành họp.

- Kỹ năng kết luận và kết thúc họp.

(4) Một số lưu ý trong tổ chức và điều hành họp

- Một số lưu ý trong tổ chức và điều hành họp trực tiếp, từ xa.

- Một số lưu ý khi tham dự và phát biểu trong cuộc họp.

- Xử lý một số tình huống thường gặp trong tổ chức, điều hành họp.

Chuyên đề 6: Kỹ năng đánh giá thực thi công vụ

Kỹ năng đánh giá thực thi công vụ được thể hiện thông qua nội dung sau đây:

(1) Những vấn đề chung về đánh giá thực thi công vụ

- Khái niệm đánh giá thực thi công vụ.

- Mục đích của đánh giá thực thi công vụ.

- Nguyên tắc đánh giá thực thi công vụ.

- Trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong đánh giá thực thi công vụ.

(2) Quy trình thực hiện đánh giá thực thi công vụ của lãnh đạo, quản lý cấp phòng

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu các quy định về đánh giá thực thi công vụ.

- Giai đoạn 2: Phổ biến nội dung và kế hoạch đánh giá đến công chức, viên chức, người lao động.

- Giai đoạn 3: Tổ chức đánh giá.

- Giai đoạn 4: Tiến hành đánh giá.

- Giai đoạn 5: Quyết định đánh giá và hoàn thiện hồ sơ.

- Giai đoạn 6: Sử dụng kết quả đánh giá.

(3) Một số kỹ năng cần thiết trong đánh giá thực thi công vụ của lãnh đạo, quản lý cấp phòng

- Kỹ năng quan sát.

- Kỹ năng ghi chép.

- Kỹ năng phản hồi.

- Kỹ năng tổ chức, điều hành và kết luận cuộc họp về đánh giá.

(4) Một số lưu ý cần tránh khi thực hiện đánh giá thực thi công vụ

- Thiên kiến.

- Định kiến.

- Thiên vị.

- Bị ảnh hưởng bởi sự kiện gần nhất.

- Thái quá.

- Trung bình chủ nghĩa.

Hướng dẫn đi thực tế tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương?

Phần C Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 423/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định việc hướng dẫn đi thực tế cụ thể như sau:

(1) Mục đích:

- Quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác qua thực tiễn tại một cơ quan, đơn vị cụ thể.

- Gắn kết thêm giữa lý luận và thực tiễn.

(2) Yêu cầu:

- Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.

- Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.

(3) Hướng dẫn:

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đi thực tế cho học viên. Đi thực tế theo lớp hoặc chia thành các nhóm. Trường hợp vì lý do khách quan nên không tổ chức đi thực tế được, học viên tự tìm hiểu tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác và có báo cáo thực tế hoặc thay bằng chuyên đề báo cáo.

- Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giới thiệu tổng quan các chuyên đề về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương năm 2022?
Pháp luật
Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương: Tập trung bổ sung kiến thức về văn hóa lãnh đạo, quản lý?
Pháp luật
Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương: Tổng thời gian và cấu trúc chương trình bồi dưỡng kéo dài 80 tiết?
Pháp luật
Nội dung Chuyên đề đào tạo tại Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo các cấp: Tiếp cận một mô hình của tư duy chiến lược của Liedtka, Paul J.H. Schoemaker?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo
3,628 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình bồi dưỡng đối với lãnh đạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào