Giờ làm việc của trung tâm giới thiệu việc làm là mấy giờ? Trung tâm giới thiệu việc làm phải có ít nhất bao nhiêu người làm việc là viên chức?
Giờ làm việc của trung tâm giới thiệu việc làm là mấy giờ?
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
2. Trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành tiếp tục hoạt động dịch vụ việc làm thì đổi tên thành Trung tâm dịch vụ việc làm.
...
Như vậy, trung tâm giới thiệu việc làm là tên gọi trước đây. Hiện nay các trung tâm giới thiệu việc làm đã đổi tên thành Trung tâm dịch vụ việc làm.
Hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về thời gian làm việc của các trung tâm giới thiệu việc làm.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về quy chế hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm như sau:
Quy chế hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Quy chế hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, website;
b) Mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm;
c) Nhiệm vụ và trách nhiệm của lãnh đạo, các phòng thuộc trung tâm;
d) Trách nhiệm xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm;
đ) Quy trình cung cấp dịch vụ việc làm;
e) Cơ chế quản lý tài sản, tài chính;
g) Cơ chế phối hợp công tác;
h) Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của trung tâm.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm xây dựng Quy chế hoạt động của trung tâm theo quy định tại khoản 1 Điều này và trình Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý ký ban hành.
3. Quy chế hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm được niêm yết công khai tại trụ sở của trung tâm.
4. Giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tổ chức, thực hiện Quy chế hoạt động của trung tâm.
Theo đó, mỗi trung tâm giới thiệu việc làm sẽ có quy chế làm việc khác nhau và niêm yết công khai quy chế đó tại trụ sở của trung tâm.
Thông thường, trong quy chế làm việc được niêm yết sẽ có thông tin về thời giờ làm việc của trung tâm giới thiệu việc làm.
Hầu hết các trung tâm giới thiệu việc làm đều làm việc vào giờ hành chính từ các ngày thứ 2 đến thứ 6.
Ngoài ra, cũng có nơi làm việc cả ngày thứ bảy (nghỉ chủ nhật) hoặc chỉ làm đến sáng thứ bảy (nghỉ chiều thứ bảy và ngày chủ nhật). Điều này còn tùy thuộc vào quy chế của từng đơn vị.
Giờ làm việc của trung tâm giới thiệu việc làm là mấy giờ? (Hình từ Internet)
Trung tâm giới thiệu việc làm phải có ít nhất bao nhiêu người làm việc là viên chức?
Điều kiện thành lập trung tâm giới thiệu việc làm được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện thành lập, tổ chức lại và giải thể
1. Điều kiện thành lập
a) Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới);
d) Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Có ít nhất 15 người làm việc là viên chức;
e) Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, trung tâm giới thiệu việc làm phải có ít nhất 15 người làm việc là viên chức.
Tên của trung tâm giới thiệu việc làm phải đáp ứng điều kiện gì?
Tên của trung tâm giới thiệu việc làm được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:
Tên của trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có). Tên và biểu tượng của trung tâm dịch vụ việc làm đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tên của trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm “Trung tâm dịch vụ việc làm” kèm theo tên địa phương hoặc tên khác do cơ quan quyết định thành lập đề xuất;
b) Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của đơn vị khác đã được thành lập trước đó.
Như đã nhắc đến ở trên thì hiện nay các trung tâm giới thiệu việc làm đã đổi tên thành Trung tâm dịch vụ việc làm.
Theo đó, Trung tâm dịch vụ việc làm có tên gọi bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, biểu tượng riêng (nếu có).
Tên và biểu tượng của Trung tâm dịch vụ việc làm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tên của trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm “Trung tâm dịch vụ việc làm” kèm theo tên địa phương hoặc tên khác do cơ quan quyết định thành lập đề xuất;
- Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
- Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của đơn vị khác đã được thành lập trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đúng không? Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân không?
- Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?
- Đánh bài ăn tiền ngày tết có bị phạt không? Đánh bài ăn tiền ngày tết bao nhiêu thì bị truy cứu hình sự?
- Quy định về xác định số dư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như thế nào?
- Mẫu Báo cáo thực hiện khuyến mại theo Nghị định 128? Nộp báo cáo thực hiện khuyến mại khi nào?