Giấy thông hành có được cấp cho công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng hay không?
- Giấy thông hành có được cấp cho công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng hay không?
- Công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng khi xuất cảnh thì được sử dụng mấy loại giấy tờ xuất nhập cảnh?
- Trường hợp công chức bị mất giấy thông hành ở nước ngoài thì có cần phải báo cho cơ quan ở nước ngoài không?
Giấy thông hành có được cấp cho công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng hay không?
Giấy thông hành có được cấp cho công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng hay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:
Đối tượng được cấp giấy thông hành.
1. Công dân Việt Nam cư trú ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.
3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương, địa phương khác nhưng có trụ sở đóng tại tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.
Theo đó thì công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng sẽ được Nhà nước cấp giấy thông hành theo quy định.
Giấy thông hành có được cấp cho công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng hay không?
Công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng khi xuất cảnh thì được sử dụng mấy loại giấy tờ xuất nhập cảnh?
Công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng khi xuất cảnh thì được sử dụng mấy loại giấy tờ xuất nhập cảnh, căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:
Trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh
1. Giữ gìn, bảo quản giấy tờ xuất nhập cảnh; báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi bị mất giấy tờ xuất nhập cảnh; làm thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hư hỏng, thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính.
2. Chỉ được sử dụng một loại giấy tờ xuất nhập cảnh còn giá trị sử dụng cho mỗi lần xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này, trừ trường hợp có lý do chính đáng do người đứng đầu cơ quan quyết định.
4. Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan, người quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của Luật này.
Theo quy định trách nhiệm của người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh chỉ được sử dụng một loại giấy tờ xuất nhập cảnh còn giá trị sử dụng cho mỗi lần xuất cảnh, nhập cảnh.
Theo đó công chức của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng khi xuất cảnh thì được sử dụng một loại giấy tờ xuất nhập cảnh còn giá trị sử dụng cho mỗi lần xuất cảnh, nhập cảnh.
Trường hợp công chức bị mất giấy thông hành ở nước ngoài thì có cần phải báo cho cơ quan ở nước ngoài không?
Trường hợp công chức bị mất giấy thông hành ở nước ngoài thì có cần phải báo cho cơ quan ở nước ngoài không, căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định:
Hủy giá trị sử dụng giấy thông hành còn thời hạn bị mất
1. Trường hợp bị mất giấy thông hành ở trong nước, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành trực tiếp nộp hoặc gửi đơn trình báo mất giấy thông hành theo Mẫu M02 ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan cấp giấy thông hành. Nếu vì lý do bất khả kháng không nộp hoặc gửi đơn theo thời hạn quy định thì phải giải thích cụ thể về lý do bất khả kháng.
2. Trường hợp bị mất giấy thông hành ở nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, người bị mất giấy thông hành phải báo cho cơ quan chức năng của nước sở tại để làm các thủ tục xác nhận việc mất giấy thông hành và được tạo điều kiện cho xuất cảnh; khi về nước phải trình báo về việc mất giấy thông hành với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu.
3. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu có trách nhiệm tiếp nhận trình báo của người bị mất giấy thông hành ở nước ngoài và cấp giấy chứng nhận nhập cảnh theo Mẫu M03 ban hành kèm theo Nghị định này cho người bị mất giấy thông hành.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn trình báo mất giấy thông hành hoặc giấy chứng nhận nhập cảnh của đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu, cơ quan cấp giấy thông hành thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy thông hành bị mất và thông báo cho bộ đội biên phòng tỉnh nơi công dân được cấp giấy thông hành.
Theo quy định trường hợp công chức bị mất giấy thông hành ở nước ngoài thì trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện giấy thông hành bị mất, công chức mất giấy thông hành phải báo cho cơ quan chức năng của nước sở tại để làm các thủ tục xác nhận việc mất giấy thông hành và được tạo điều kiện cho xuất cảnh.
Ngoài ra khi về nước phải trình báo về việc mất giấy thông hành với đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam tại cửa khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?