Giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp lại trong những trường hợp nào?
- Giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp lại trong những trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có những quyền và nghĩa vụ gì?
Giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp lại trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/08/2023) như sau:
Cấp lại giấy phép
1. Giấy phép được cấp lại thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
b) Tên của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
...
Theo quy định trên, Giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp lại trong những trường hợp sau:
+ Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng.
+ Tên của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp lại giấy phép
1. Giấy phép được cấp lại thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
...
Theo đó, giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được cấp lại trong những trường hợp sau:
- Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
- Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/08/2023) như sau:
Cấp lại giấy phép
...
3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp lại giấy phép.
...
Theo đó, trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như sau:
+ Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép.
Trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp lại giấy phép.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp lại giấy phép
...
2. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép:
a) Trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
b) Trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị và tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì thông báo lý do không cấp lại giấy phép.
3. Thời hạn ghi trong giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
Như vậy, trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như sau:
- Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
- Trường hợp tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị và tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì thông báo lý do không cấp lại giấy phép.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 31 và Điều 32 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các quyền sau:
1. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí, thời hạn, quy mô theo quy định của giấy phép.
2. Được Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép.
3. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi hoặc thay đổi thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các nghĩa vụ sau:
1. Chấp hành các quy định của Luật Thủy lợi và pháp luật khác có liên quan.
2. Chấp hành các quy định về vị trí, thời hạn, quy mô các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ghi trong giấy phép đã được cấp.
3. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Khi tiến hành các hoạt động phải bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi, khắc phục ngay sự cố và bồi thường thiệt hại do hoạt động của mình gây ra.
5. Không làm cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc khai thác tổng hợp công trình thủy lợi.
6. Cung cấp đầy đủ, trung thực các dữ liệu, thông tin về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xây dựng công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có những quyền và nghĩa vụ như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?