CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
67/2018/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỦY LỢI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định
chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Nghị định này quy định về phân loại,
phân cấp công trình thủy lợi; năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công
trình thủy lợi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động liên quan đến
thủy lợi trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống công trình thủy lợi là hệ
thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt
khai thác và bảo vệ trong một khu vực.
2. Hồ chứa nước là công trình được
hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước có
nhiệm vụ điều tiết dòng chảy, cắt, giảm
lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, phát điện và
cải thiện môi trường.
3. Đập là công trình được xây dựng để
dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
4. Bờ bao thủy lợi là công trình phân
vùng, ngăn nước để bảo vệ cho một khu vực.
5. Xả nước thải với
quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ là xả nước thải sinh hoạt
của cá nhân, hộ gia đình; xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa chất độc hại,
chất phóng xạ.
Chương II
PHÂN LOẠI VÀ
PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 4. Phân loại
công trình thủy lợi
Loại công trình thủy lợi quy định tại
Khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi được phân loại cụ thể như sau:
1. Đập, hồ chứa
nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 100 m trở lên
hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b, điểm c Khoản này;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ
từ 1.000.000.000 m3 trở lên;
c) Hồ chứa nước có dung tích từ
500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3
mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc có công
trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
d) Danh mục đập,
hồ chứa nước quan trọng đặc biệt quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này.
2. Đập, hồ chứa
nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới
100 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm c Khoản này;
b) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới
15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều
cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s;
c) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ
từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ hồ chứa quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Đập, hồ chứa
nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới
15 m hoặc đập của hồ chứa nước quy định tại điểm b Khoản này, trừ đập quy định
tại điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ
từ 500.000 m3 đến dưới
3.000.000 m3.
4. Đập, hồ chứa
nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ
dưới 500.000 m3.
5. Trạm bơm:
a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng
lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên;
b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng
lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở
lên;
c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng
lưu lượng dưới 3.600 m3/h.
6. Cống:
a) Cống lớn là cống có tổng chiều rộng
thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
từ 30 m trở lên;
Đối với vùng còn lại từ 20 m trở lên.
b) Cống vừa là cống có tổng chiều rộng
thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
từ 10 m đến dưới 30 m;
Đối với các vùng còn lại từ 5 m đến
dưới 20 m.
c) Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng
thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
dưới 10 m;
Đối với các vùng còn lại dưới 5 m.
7. Hệ thống dẫn, chuyển nước:
a) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi
phông, cầu máng lớn là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
có lưu lượng từ 100 m3/s trở lên hoặc có chiều
rộng đáy kênh từ 50 m trở lên;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ
50 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ
25 m trở lên.
b) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi
phông, cầu máng vừa là công trình có thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
có lưu lượng từ 10 m3/s đến dưới 100 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 10 m đến dưới 50 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ
5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 25 m.
c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi
phông, cầu máng nhỏ là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
có lưu lượng dưới 10 m3/s hoặc chiều rộng đáy
kênh dưới 10 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng dưới
5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 5 m.
8. Đường ống:
a) Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu
lượng từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường kính
trong từ 1500 mm trở lên;
b) Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu
lượng từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1500 mm;
c) Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu
lượng dưới 0,25 m3/s hoặc có đường kính trong
dưới 500 mm.
9. Bờ bao thủy lợi:
a) Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho
khu vực có diện tích từ 10.000 ha trở lên;
b) Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho
khu vực có diện tích từ 500 ha đến dưới 10.000 ha;
c) Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho
khu vực có diện tích dưới 500 ha.
10. Hệ thống công trình thủy lợi:
a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn
là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước
cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên;
b) Hệ thống công trình thủy lợi vừa
là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước
cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha;
c) Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác
hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.
11. Căn cứ quy
mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập,
hồ chứa nước trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung danh mục
đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt.
Điều 5. Phân cấp
công trình thủy lợi
Phân cấp công trình thủy lợi để thiết
kế công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cấp công trình thủy lợi được xác định
theo nguyên tắc sau:
a) Xác định cấp công trình theo năng
lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối. Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng
tiêu chí trên.
b) Cấp của công trình đầu mối được
xác định là cấp của công trình thủy lợi. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước nhỏ
hơn hoặc bằng cấp công trình đầu mối và nhỏ dần theo sự thu hẹp phạm vi phục vụ.
Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp dưới nhỏ hơn 01 cấp
so với cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp trên.
2. Cấp của công trình thủy lợi được
quy định cụ thể tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ NĂNG
LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 6. Yêu cầu
chung đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
2. Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm
các yêu cầu sau:
a) Có nội quy hoặc quy chế được cơ
quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự
và các quy định khác có liên quan;
b) Có tổ chức bộ máy, người vận hành
có chuyên môn đáp ứng theo quy định của Nghị định này, phù hợp yêu cầu kỹ thuật,
quy mô công trình thủy lợi được giao khai thác.
3. Cá nhân khai thác công trình thủy
lợi phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi mà cá nhân đó thực hiện khai thác.
4. Việc bố trí,
sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi
nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Yêu cầu về
các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp khai thác công trình
thủy lợi phải có các bộ phận sau:
a) Bộ phận chuyên trách về quản lý
công trình;
b) Bộ phận chuyên trách về quản lý nước;
c) Bộ phận chuyên trách về quản lý
kinh tế.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều
này, đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch
vụ khác, phải có đơn vị chuyên trách để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ đó.
3. Các bộ phận chuyên môn quy định tại
Khoản 1 Điều này, phải bố trí 70% số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên
ngành phù hợp trở lên.
Điều 8. Yêu cầu về
năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước
1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc
biệt, phải có 07 kỹ sư có chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người
có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng
nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
2. Đập, hồ chứa nước lớn:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ
50.000.000 m3 trở lên, phải có 05 kỹ sư chuyên
ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên
quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có
giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản
lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ
10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3, phải có 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người
có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng
nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
c) Hồ chứa có
dung tích trữ từ 3.000.000 m3 đến dưới
10.000.000 m3, phải có 02 kỹ sư chuyên ngành thủy
lợi, trong đó 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 03
năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý
đập.
3. Đập, hồ chứa nước vừa:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ
1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3, phải có 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 cao đẳng chuyên ngành thủy
lợi có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 01 năm trở lên, có giấy
chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ
500.000 m3 đến dưới 1.000.000 m3, phải có 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi, có giấy chứng nhận qua lớp
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
4. Đập, hồ chứa nước nhỏ:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ
200.000 m3 đến dưới 500.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ tối thiểu từ trung cấp thủy lợi trở
lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000
m3 đến dưới 200.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ từ trung học phổ
thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên, có giấy chứng nhận qua
lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
5. Cửa van cống lấy nước, tràn xả lũ,
công nhân vận hành phải có chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về
quản lý cống, tràn do cơ quan chuyên môn, đơn vị đào tạo có chức năng tổ chức.
6. Tràn xả lũ của hồ chứa có cửa van
vận hành bằng điện, trong thời gian vận hành xả lũ phải có công nhân chuyên
ngành điện bậc 4 do tổ chức khai thác công trình thủy lợi quản lý tại khu vực
công trình đầu mối.
Điều 9. Yêu cầu về
năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác trạm bơm điện cố định
1. Trạm bơm điện có loại máy bơm công
suất từ 11.000 m3/h trở lên:
a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố
trí 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 10 trung cấp cơ điện hoặc
thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 05 năm trở lên;
b) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố
trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 06 trung cấp cơ điện hoặc
chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
c) Trạm bơm có từ 03 máy trở xuống, bố
trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 03 trung cấp cơ điện hoặc
chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
2. Trạm bơm điện có loại máy bơm công
suất từ 8.000 m3/h đến dưới 11.000 m3/h:
a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố
trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện, 07 trung cấp cơ điện hoặc
chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
Cứ tăng thêm 04 máy thì bố trí tăng
thêm 01 cán bộ trung cấp; tăng thêm 05 máy thì bố trí tăng thêm 01 kỹ sư chuyên
ngành thủy lợi;
b) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố
trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 05 trung cấp cơ điện hoặc
chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
c) Trạm bơm có 3 máy trở xuống bố trí
01 cán bộ có trình độ cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 03 trung cấp
cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở
lên.
3. Trạm bơm điện có loại máy bơm công
suất từ 4.000 m3/h đến dưới 8.000 m3/h:
a) Trạm bơm có từ 09 máy trở lên, bố
trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, 02 cán bộ có trình độ từ cao đẳng
trở lên và 05 trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản
lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
Cứ tăng thêm 05 máy thì bố trí tăng
thêm 01 trung cấp cơ điện; tăng thêm 10 máy thì bố trí tăng thêm 01 kỹ sư
chuyên ngành thủy lợi hoặc kỹ sư cơ điện;
b) Trạm bơm có từ 04 đến 09 máy, bố
trí 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện trở lên, 03 trung cấp cơ điện
hoặc thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận
hành từ 03 năm trở lên;
c) Trạm bơm có từ 03 máy trở xuống, bố
trí 02 trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện, trong đó có ít nhất 01
trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
4. Trạm bơm điện có loại máy bơm có công
suất từ 1.000 m3/h đến dưới 4.000 m3/h.
a) Trạm bơm có từ 15 máy trở lên, bố
trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc kỹ sư cơ điện; 03 cán bộ có trình độ
trung cấp cơ điện hoặc chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 trung cấp
cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
Cứ tăng thêm 5 máy thì bố trí tăng
thêm 01 trung cấp cơ điện; tăng thêm 10 máy thì bố trí
tăng thêm 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc kỹ sư cơ điện;
b) Trạm bơm có từ 10 đến 15 máy, bố
trí 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện trở lên, 02 cán bộ có trình
độ từ trung cấp trở lên có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
c) Trạm bơm có từ 04 đến 10 máy, bố
trí 02 trung cấp cơ điện hoặc thủy lợi, trong đó ít nhất 01
trung cấp cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
d) Trạm bơm có từ 03 máy bơm trở xuống,
bố trí 01 trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận
hành từ 03 năm trở lên.
5. Trạm bơm điện có loại máy bơm công
suất từ 540 m3/h đến dưới 1.000 m3/h:
a) Trạm bơm có từ 02 đến 05 máy, bố
trí 01 công nhân vận hành có trình độ trung học phổ thông và phải tham gia 01 lớp
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi có thâm niên
quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
b) Trạm bơm có trên 05 máy, bố trí 01
công nhân vận hành bơm điện đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật từ 03 đến 06
tháng. Đối với các trạm bơm có số lượng từ 07 máy bơm trở lên bố trí thêm 01
cán bộ trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận
hành từ 03 năm trở lên.
Điều 10. Yêu cầu
về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác cống đầu mối, hệ thống
dẫn, chuyển nước
1. Đối với cống dưới đê sông cấp đặc
biệt, cấp I, cấp II; các cống ngăn
sông lớn vận hành bằng điện:
a) Cống dưới đê sông cấp đặc biệt, cấp
I, cấp II; cống ngăn sông lớn vận hành bằng điện bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện; 01 cán bộ có trình
độ trung cấp cơ điện tại công trình đầu mối có thâm niên quản lý, vận hành từ
03 năm trở lên;
b) Thực hiện theo quy định của pháp
luật về đê điều.
2. Đối với cống khác có chiều rộng
thoát nước từ 0,5 m trở lên; kênh, mương, rạch, tuynel, cầu máng có lưu lượng từ
0,3 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ
0,5 m trở lên; đường ống có lưu lượng từ 0,02 m3/s trở lên hoặc đường kính ống từ 150 mm trở lên, việc bố trí cán bộ,
công nhân tùy thuộc quy mô và mục tiêu hoạt động của công
trình để bố trí cán bộ, công nhân có chuyên môn phù hợp, tối thiểu phải tốt
nghiệp trung học phổ thông và có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý,
khai thác công trình thủy lợi.
Điều 11. Đào tạo
về quản lý, khai thác công trình thủy lợi
1. Các cơ sở đào tạo có chức năng,
nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại nâng cao
năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công
trình thủy lợi, quản lý đập.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn xây dựng, ban hành khung kế hoạch và khung chương
trình, tài liệu đào tạo quản lý, khai thác công trình thủy
lợi làm cơ sở để các trường, cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực
hiện.
Điều 12. Trách
nhiệm tuân thủ yêu cầu năng lực trong khai thác công trình thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân tham gia khai
thác công trình thủy lợi phải có năng lực phù hợp với quy mô, yêu cầu kỹ thuật
của công trình theo quy định của Nghị định này; chịu trách
nhiệm trước pháp luật về những hậu quả, thiệt hại do việc không bảo đảm các yêu
cầu về năng lực gây ra.
2. Định kỳ 05 năm, cá nhân trực tiếp
làm nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình thủy lợi, quản lý vận hành đập, hồ chứa
nước phải tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý,
vận hành công trình thủy lợi, quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước.
3. Đối với các tổ chức được giao khai
thác nhiều loại hình công trình đầu mối, số lượng cán bộ, công nhân khai thác
công trình thủy lợi theo yêu cầu quy định về đảm bảo năng lực phải tăng lên
tương ứng.
4. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu năng lực
quy định tại Nghị định này, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có sản
xuất, kinh doanh hoạt động khác phải bảo đảm yêu cầu năng lực đối với ngành nghề
kinh doanh đó theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước
về thủy lợi kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về năng lực đối với các
tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi quy định tại Nghị định này.
Chương IV
CẤP GIẤY PHÉP
CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 13. Giấy
phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Giấy phép cấp cho các hoạt động trong
phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:
1. Xây dựng công trình mới;
2. Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
3. Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm
dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
4. Xả nước thải
vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc
hại, chất phóng xạ;
5. Trồng cây lâu năm;
6. Hoạt động du lịch, thể thao,
nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
7. Hoạt động của phương tiện thủy nội
địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
8. Nuôi trồng thủy sản;
9. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ
khác;
10. Xây dựng công trình ngầm.
Điều 14. Nguyên
tắc cấp phép
1. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi,
bảo vệ chất lượng nước; bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và
trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Phù hợp với quy hoạch thủy lợi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt
thì căn cứ vào thiết kế, nhiệm vụ của công trình thủy lợi và bảo đảm an toàn, vận
hành công trình thủy lợi.
Điều 15. Căn cứ
cấp phép
1. Việc cấp giấy phép đối với các hoạt
động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ:
a) Nhiệm vụ công trình thủy lợi;
b) Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của
công trình thủy lợi;
c) Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ
vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và
vận hành công trình thủy lợi.
2. Trường hợp cấp
giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, ngoài các căn cứ quy định tại
Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ các quy định sau:
a) Khả năng tiếp nhận nước thải của hệ
thống công trình thủy lợi;
b) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động
xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 16. Thẩm
quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt
động quy định tại Điều 13 Nghị định này
1. Đối với công trình thủy lợi quan
trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan từ hai
tỉnh trở lên:
a) Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy
phép đối với hoạt động xả nước thải; giấy phép đối với các hoạt động quy định tại
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 6, Khoản 9, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này
trong phạm vi bảo vệ công trình do Bộ quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp
lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối
với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại
điểm a Khoản này.
2. Đối với công trình thủy lợi khác:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại,
gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với
các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Điều 17. Cơ quan
tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
1. Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm
quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 18. Thời hạn
của giấy phép
1. Giấy phép cho các hoạt động trong
phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét
gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
2. Cơ quan cấp
giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công
trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công
trình ảnh hưởng đến vận hành công trình; công trình thủy lợi không còn khả năng
tiếp nhận nước thải.
Điều 19. Nội
dung giấy phép
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân
được cấp giấy phép;
2. Tên hoạt động trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi;
3. Phạm vi đề
nghị cấp phép cho hoạt động; vị trí xả nước thải vào công trình thủy lợi;
4. Quy mô, công
suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép; lưu lượng, phương thức,
chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi;
5. Thời hạn của giấy phép;
6. Các yêu cầu đối với hoạt động
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ
chất lượng nước trong công trình thủy lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
các tổ chức, cá nhân liên quan;
7. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân được cấp giấy phép.
Điều 20. Điều chỉnh
nội dung giấy phép
1. Các nội dung quy định trong giấy
phép được điều chỉnh, gồm:
a) Phạm vi hoạt động;
b) Quy mô, công suất, thông số chủ yếu
của các hoạt động đề nghị cấp phép;
c) Vị trí, lưu
lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi.
2. Thủ tục điều
chỉnh:
Trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ
chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép cho hoạt
động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi lập hồ sơ điều
chỉnh và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định
này.
Điều 21. Trình tự,
thủ tục cấp giấy phép
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức,
cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
2. Thời hạn cấp giấy phép:
a) Đối với các hoạt động quy định tại
Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định
hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy
phép; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do
không cấp giấy phép.
b) Đối với hoạt
động quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định
hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp
không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy
phép.
c) Đối với hoạt động quy định tại Khoản
5 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định
hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp
không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy
phép.
d) Đối với hoạt động quy định tại Khoản
6, Khoản 8, Khoản 9 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định
hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp
không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy
phép.
đ) Đối với hoạt động quy định tại Khoản
7 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định
hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp
không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Điều 22. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản
10 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy
phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận
hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu
quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản vẽ thiết kế thi công đối với
trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định
này;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành
các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến
việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá
nhân khai thác công trình thủy lợi;
6. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất
lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp.
Điều 23. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy
phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận
hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu
quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản đồ tỷ lệ 1/5.000 khu vực xử lý
nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;
3. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá
nhân khai thác công trình thủy lợi;
4. Bản vẽ thiết kế thi công, quy
trình vận hành hệ thống xử lý nước thải;
5. Kết quả phân tích chất lượng nước
của công trình thủy lợi tại vị trí xả nước thải; kết quả phân tích chất lượng
nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải vào công
trình thủy lợi;
6. Đề án xả nước thải vào công trình
thủy lợi đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện
trạng xả nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải
vào công trình thủy lợi;
7. Bản sao giấy tờ quyền sử dụng đất
khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải.
Điều 24. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy
phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận
hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu
quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành
các hoạt động đề nghị cấp phép;
3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến
việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
4. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá
nhân khai thác công trình thủy lợi.
Điều 25. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy
phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận
hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu
quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Dự án đầu tư được phê duyệt;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành
các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến
việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá
nhân khai thác công trình thủy lợi.
Điều 26. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy
phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận
hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu
quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký
phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành
các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến
việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá
nhân khai thác công trình thủy lợi.
Điều 27. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 9 Điều 13 Nghị định này
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy
phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận
hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu
quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản sao hộ chiếu nổ mìn;
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành
các hoạt động đề nghị cấp phép;
4. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến
việc vận hành và an toàn công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá
nhân khai thác công trình thủy lợi.
Điều 28. Hồ sơ đề
nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường
bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ
sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này;
2. Bản vẽ thiết
kế thi công bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị điều
chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản
6 và Khoản 10 Điều 13 Nghị định này; báo cáo phân tích chất lượng nước thải đối
với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 4 Điều
13 Nghị định này;
3. Báo cáo tình hình thực hiện giấy
phép được cấp;
4. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá
nhân khai thác công trình thủy lợi.
Điều 29. Trình tự,
thủ tục cấp gia hạn, Điều chỉnh nội dung giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại
Điều 17 Nghị định này. Trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp hồ sơ trước
thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức,
cá nhân đề nghị cấp phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
3. Thời hạn cấp
giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung:
a) Đối với hoạt động quy định tại Khoản
1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định
hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện
thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
b) Đối với hoạt động quy định tại Khoản
5, Khoản 7 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định
hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện
thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
c) Đối với hoạt động quy định tại Khoản
6, Khoản 8, Khoản 9 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định
hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện
thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Điều 30. Cấp lại
giấy phép
1. Giấy phép được cấp lại thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp
bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy
phép:
a) Trường hợp quy định tại điểm a Khoản
1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc gửi
qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định
này.
b) Trường hợp quy định tại điểm b Khoản
1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị và tài liệu chứng minh việc thay đổi
tên chủ giấy phép trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ
sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm
định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường
hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì thông báo lý
do không cấp lại giấy phép.
3. Thời hạn ghi trong giấy phép cấp lại
là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
Điều 31. Quyền của
tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các quyền sau:
1. Thực hiện các hoạt động trong phạm
vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí, thời hạn, quy mô theo quy định của giấy
phép.
2. Được Nhà nước bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp quy định trong giấy phép.
3. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại
trong trường hợp giấy phép bị thu hồi hoặc thay đổi thời hạn
vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy
định của pháp luật.
4. Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia
hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định.
Điều 32. Nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các nghĩa vụ sau:
1. Chấp hành các quy định của Luật Thủy
lợi và pháp luật khác có liên quan.
2. Chấp hành các quy định về vị trí,
thời hạn, quy mô các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ghi
trong giấy phép đã được cấp.
3. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính
theo quy định của pháp luật.
4. Khi tiến hành các hoạt động phải bảo
đảm an toàn cho công trình thủy lợi, khắc phục ngay sự cố và bồi thường thiệt hại
do hoạt động của mình gây ra.
5. Không làm cản trở hoặc gây thiệt hại
đến việc khai thác tổng hợp công trình thủy lợi.
6. Cung cấp đầy đủ, trung thực các dữ
liệu, thông tin về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi
cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 33. Đình chỉ
hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi
tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy
phép;
b) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt
động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép: Không
quá 03 tháng.
3. Trong thời gian giấy phép bị đình
chỉ hiệu lực, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép không được thực hiện các quyền
liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Thu hồi
giấy phép
1. Giấy phép được thu hồi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép bị phát hiện không đúng sự thật;
b) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy
phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; bị chết, bị tòa án tuyên bố
là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy
phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
d) Trường hợp bảo đảm quốc phòng, an
ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều
này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 16 Nghị định này có
quyền quyết định thu hồi giấy phép.
Điều 35. Kiểm
tra, thanh tra
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các
hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 36. Hiệu lực
thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Điều 37. Quy định
chuyển tiếp
1. Các loại giấy phép cho các hoạt động
phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã được cấp trước ngày
Nghị định này có hiệu lực mà chưa hết thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng cho đến
khi hết thời hạn.
2. Tổ chức, cá
nhân đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp giấy phép cho hoạt động xả nước thải
vào công trình thủy lợi cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước trước
ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp giấy phép thực hiện theo quy định của
pháp luật về tài nguyên nước.
3. Chậm nhất sau thời gian 03 năm kể
từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy
lợi phải bảo đảm năng lực quy định tại Nghị định này.
Điều 38. Trách
nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).XH
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
STT
|
Tên
đập, hồ chứa nước
|
Dung
tích (triệu m3)
|
Tỉnh/
Thành phố
|
Ghi chú
|
1
|
Dầu
Tiếng
|
1.580
|
Tây
Ninh
|
Dung
tích toàn bộ trên 1 tỷ m3
|
2
|
Cửa
Đạt
|
1.450
|
Thanh
Hóa
|
3
|
Tả
Trạch
|
646
|
Thừa
Thiên Huế
|
Hạ
du có thành phố Huế
|
PHỤ LỤC II
BẢNG PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Bảng 1. Phân cấp công trình theo quy
mô, công suất
TT
|
Loại
công trình
|
Tiêu
chí phân cấp
|
Cấp
công trình
|
Đặc
biệt
|
Cấp I
|
Cấp II
|
Cấp III
|
Cấp
IV
|
1
|
Công trình cấp nước (cho diện tích
được tưới) hoặc tiêu thoát nước (diện tích tự nhiên khu tiêu)
|
Diện
tích (nghìn ha)
|
|
>
50
|
>
10÷ 50
|
>
2÷ 10
|
≤ 2
|
2
|
Hồ chứa nước (dung tích ứng với mực
nước dâng bình thường)
|
Dung
tích (triệu m3)
|
>
1.000
|
>
200÷ 1.000
|
>
20÷ 200
|
≥ 3÷
20
|
<
3
|
3
|
Công trình cấp nước nguồn chưa xử
lý cho các ngành sử dụng nước khác
|
Lưu
lượng (m3/s)
|
>
20
|
>
10÷ 20
|
>
2÷ 10
|
≤ 2
|
|
Bảng 2. Phân cấp công trình theo đặc
tính kỹ thuật
TT
|
Loại
công trình
|
Tiêu chí phân cấp
|
Cấp
công trình
|
Đặc
biệt
|
Cấp I
|
Cấp II
|
Cấp III
|
Cấp
IV
|
1
|
Đập đất, đập đất - đá các loại
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Nền là đá
|
Chiều
cao đập (m)
|
>
100
|
>
70÷ 100
|
>
25÷ 70
|
>
10÷ 25
|
≤ 10
|
1.2
|
Nền là đất cát, đất hòn thô, đất
sét ở trạng thái cứng và nửa cứng
|
|
>
35÷ 75
|
|
>
8÷ 15
|
≤ 8
|
1.3
|
Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng
thái dẻo
|
|
|
>
15÷ 25
|
> 5 ÷ 15
|
≤ 5
|
2
|
Đập bê tông, bê tông cốt thép các
loại và các công trình thủy lợi chịu áp khác
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Nền là đá
|
Chiều
cao đập (m)
|
>
100
|
>
60÷ 100
|
>
25÷ 60
|
>
10÷ 25
|
≤ 10
|
2.2
|
Nền là đất
cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng
|
|
>
25÷ 50
|
>
10÷ 25
|
>
5÷ 10
|
≤ 5
|
2.3
|
Nền là đất sét
bão hòa nước ở trạng thái dẻo
|
|
|
>
10÷ 20
|
>
5÷ 10
|
≤ 5
|
3
|
Tường chắn
|
|
|
|
|
|
|
3.1
|
Nền là đá
|
Chiều
cao tường (m)
|
|
>
25 ÷ 40
|
>
15÷ 25
|
>
8÷ 15
|
≤ 8
|
3.2
|
Nền là đất cát, đất hòn thô, đất
sét ở trạng thái cứng và nửa cứng
|
|
|
>
12÷ 20
|
>
5÷ 12
|
≤ 5
|
3.3
|
Nền là đất sét
bão hòa nước ở trạng thái dẻo
|
|
|
>
10÷ 15
|
>
4÷ 10
|
≤ 4
|
Ghi chú:
- Đối với đập đất, đập đất - đá các
loại: Chiều cao đập tính từ mặt nền thấp nhất sau khi dọn móng (không kể phần chiều cao chân khay) đến đỉnh đập;
- Đối với đập bê tông các loại và các
công trình xây đúc chịu áp khác: Chiều cao đập tính từ đáy
chân khay thấp nhất đến đỉnh công trình;
- Đối với tường chắn: Chiều cao tường
chắn tính từ mặt nền phía thấp hơn sau khi đã dọn móng đến đỉnh tường.
PHỤ LỤC III
GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP CHO CÁC PHẠM
VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01
|
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
|
Mẫu số 02
|
Đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc điều chỉnh nội dung) giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi
|
Mẫu số 01
TÊN
TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……, ngày …tháng …năm….
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM
VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính
gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban
nhân dân tỉnh...)
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy
phép: ..........................................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………… Số Fax: .......................................................
Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt
động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình
thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: .........................................................................................................
- Nội dung:
..................................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động
................................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép....; từ...
ngày... tháng năm... đến ngày...tháng... năm ………
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...) xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động
đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
|
TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY
PHÉP
(Ký tên, đóng dấu, ký
và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 02
TÊN
TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày … tháng … năm…
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
GIA HẠN SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH
NỘI DUNG) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính
gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban
nhân dân tỉnh...)
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn
sử dụng điều chỉnh nội dung giấy phép: ................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Số điện thoại: ..................................
Số Fax: .....................................................................
Đang tiến hành các hoạt động ……trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số....
ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ………
đến ……….
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá
nhân đề nghị gia hạn, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép)
được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội
dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn
hoặc điều chỉnh nội dung: ........................................
- Vị trí của các hoạt động ...................................................................................................
- Nội dung: ..........................................................................................................................
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ....
ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp phép) gia hạn (hoặc điều chỉnh) thực hiện
các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ
các quy định của giấy phép.
|
TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY
PHÉP
(Ký tên, đóng dấu, ký và ghi
rõ họ tên)
|