Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm có những loại nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép này?
Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm có những loại nào?
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới như sau:
Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc là giấy phép được quy định tại Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ hai nước.
Hiệp định được ký ngày ngày 11 tháng 10 năm 2011 gồm có các loại Giấy phép vận tải như sau:
- Giấy phép vận tải loại A: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận chuyển trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước.
- Giấy phép vận tải loại B: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước và xe công vụ.
- Giấy phép vận tải loại C: Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến giữa khu vực biên giới của hai nước.
- Giấy phép vận tải loại D: Cấp cho phương tiện vận tải hàng nguy hiểm và hàng siêu trường, siêu trọng, có hiệu lực một lần đi và về trong năm.
- Giấy phép vận tải loại E: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) định kỳ có hiệu lực qua lại nhiều lần trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước.
- Giấy phép vận tải loại F: Cấp cho phương tiện vận tải hành khách (bao gồm cả khách du lịch) không định kỳ có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước và xe công vụ.
- Giấy phép vận tải loại G: Cấp cho phương tiện vận tải hàng hóa, có hiệu lực một lần đi và về trong năm, áp dụng cho phương tiện vận tải trên các tuyến vào sâu trong lãnh thổ của hai nước.
Vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc loại A, B, C, E, F, G cho phương tiện của Việt Nam
1. Đối tượng: Giấy phép vận tải loại A, B, C, E, F, G được cấp cho phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải và xe công vụ của Việt Nam.
2. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép đối với phương tiện thương mại gồm:
a) Giấy đề nghị cấp, cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 Phụ lục III của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký hoặc bản sao từ sổ gốc của Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô. Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải phải xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép đối với xe công vụ gồm:
a) Giấy đề nghị cấp, cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục III của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô;
c) Bản sao thư mời của đối tác phía Trung Quốc nêu rõ tuyến đường, cửa khẩu và thời gian mời (trường hợp bản gốc không có tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh);
d) Bản sao quyết định cử đi công tác của cấp có thẩm quyền.
...
Từ quy định trên:
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc loại A, B, C, E, F, G cho phương tiện của Việt Nam đối với phương tiện thương mại gồm:
- Giấy đề nghị cấp, cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký hoặc bản sao từ sổ gốc của Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô.
- Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải phải xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc loại A, B, C, E, F, G cho phương tiện của Việt Nam đối với xe công vụ gồm:
- Giấy đề nghị cấp, cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô;
- Bản sao thư mời của đối tác phía Trung Quốc nêu rõ tuyến đường, cửa khẩu và thời gian mời (trường hợp bản gốc không có tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh);
- Bản sao quyết định cử đi công tác của cấp có thẩm quyền.
Lưu ý: Trường hợp giấy phép vận tải loại A, B, C, E, F, G cho phương tiện của Việt Nam hết hạn, bị hư hỏng hoặc bị mất, tổ chức, đơn vị kinh doanh vận tải lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 119/2021/NĐ-CP.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 17 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc như sau:
Thẩm quyền cấp giấy phép:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp:
+ Giấy phép vận tải loại E;
+ Giấy phép vận tải loại F, G lần đầu trong năm (năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12);
- Sở Giao thông vận tải các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai cấp:
+ Giấy phép vận tải loại A, B, C;
+ Giấy phép vận tải loại F, G lần thứ hai trong năm.
Còn về thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải loại D (phương tiện vận tải hàng nguy hiểm và hàng siêu trường, siêu trọng, có hiệu lực một lần đi và về trong năm) cũng như thành phần hồ sơ thì thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định 119/2021/NĐ-CP và Điều 19 Nghị định 119/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?