Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan nào cấp? Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật gồm những gì?
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Theo Điều 54 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, như sau:
Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cho các trường hợp sau:
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam (kg)/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Người thuê vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật khối lượng từ 1000 ki-lô-gam (kg)/ chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông đường sắt.
Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Trình tự thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Tại Điều 55 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
(1) Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
(2) Hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu (đối với vận chuyển bằng đường bộ);
- Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty);
- Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
(3) Trình tự thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thẩm cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giá trị pháp lý của Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Điều 54 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:
- Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật có giá trị lưu hành trên toàn quốc.
- Thời hạn của Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật cấp theo từng chuyến (đối với vận chuyển bằng đường bộ), theo từng lô hàng (đối với vận chuyển bằng đường sắt) hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
- Mẫu Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT, cụ thể mẫu Giấy phép như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?