Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động thì phải thông báo cho ai?
- Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam không được cấp trong trường hợp nào?
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi trong trường hợp nào?
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 181/2013/NĐ-CP như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động
1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong Giấy phép;
b) Tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo;
c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 2 năm liên tiếp;
d) Không hoạt động trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
đ) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản.
2. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài có Văn phòng đại diện tại Việt Nam và được cơ quan cấp Giấy phép thành lập chấp thuận;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập của Văn phòng đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Khi doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
...
Như vậy, theo quy định, giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
(1) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong Giấy phép;
(2) Tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo;
(3) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 2 năm liên tiếp;
(4) Không hoạt động trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
(5) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản.
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động thì phải thông báo cho ai?
Thông báo chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện được quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 181/2013/NĐ-CP như sau:
Thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động
...
2. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Theo đề nghị của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài có Văn phòng đại diện tại Việt Nam và được cơ quan cấp Giấy phép thành lập chấp thuận;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập của Văn phòng đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Khi doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài phải gửi văn bản thông báo việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động và phải nộp lại Giấy phép thành lập cho cơ quan cấp phép.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài phải gửi văn bản thông báo việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện trong trường hợp:
(1) Chấm dứt hoạt động theo đề nghị của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài có Văn phòng đại diện tại Việt Nam và được cơ quan cấp Giấy phép thành lập chấp thuận;
(2) Khi doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam không được cấp trong trường hợp nào?
Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được quy định tại Điều 21 Nghị định 181/2013/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
1. Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
2. Không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam không được cấp trong các trường hợp sau đây:
(1) Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
(2) Không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
(3) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?