Giấy phép đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài gia hạn mỗi năm một lần thì giấy phép Văn phòng đại diện tại Việt Nam có phải gia hạn tương tự không?
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài gia hạn mỗi năm một lần thì giấy phép Văn phòng đại diện tại Việt Nam có phải gia hạn tương tự không?
- Thương nhân nước ngoài không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong những trường hợp nào?
- Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện tại Việt Nam do thương nhân nước ngoài hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam quyết định?
Giấy phép đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài gia hạn mỗi năm một lần thì giấy phép Văn phòng đại diện tại Việt Nam có phải gia hạn tương tự không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
5. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
Trường hợp Giấy phép đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài được gia hạn mỗi năm một lần nhưng thương nhân nước ngoài thực tế đã hoạt động ít nhất 01 năm thì đáp ứng điều kiện về thời gian hoạt động theo quy định trên.
Tại thời điểm nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng của Việt Nam hồ sơ của thương nhân thể hiện thương nhân đã hoạt động ít nhất 01 năm thì được chấp nhận.
Và căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
1. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
2. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
3. Thời hạn của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh được gia hạn thực hiện như quy định tại Khoản 1 Điều này.
Pháp luật giới hạn thời hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện là 5 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
Nếu thương nhân nước ngoài có Giấy đăng ký kinh doanh phải đi gia hạn mỗi năm một lần thì giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cũng phải đi gia hạn mỗi năm một lần cho phù hợp với thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân.
Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Thương nhân nước ngoài không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong những trường hợp nào?
Thương nhân nước ngoài không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong những trường hợp được quy định tại Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
- Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.
- Việc thành lập Văn phòng đại diện bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện tại Việt Nam do thương nhân nước ngoài hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam quyết định?
Thì theo Điều 27 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Bộ máy quản lý của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện, Chi nhánh do thương nhân nước ngoài quyết định.
2. Việc sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải thực hiện theo quy định pháp luật về lao động và phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo đó, bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện tại Việt Nam do thương nhân nước ngoài quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?