Giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào?
- Giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào?
- Khi chấm dứt hiệu lực giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho ai?
- Giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam có được gia hạn không?
Giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào?
Trường hợp chấm dứt hiệu lực của giấy phép được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG như sau:
Chấm dứt hiệu lực của giấy phép
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép được quyền chấm dứt hiệu lực giấy phép đã cấp cho các phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn trong một trong các trường hợp sau:
a) Quốc gia, tổ chức quốc tế hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn;
b) Phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện nước ngoài vi phạm hoặc không tuân thủ các quy định trong giấy phép;
c) Có hành vi vi phạm, ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.
2. Mẫu chấm dứt hiệu lực của giấy phép thực hiện theo các Mẫu số 10 và 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Khi chấm dứt hiệu lực giấy phép, cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hiệu lực giấy phép phải thông báo tới:
a) Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) 02 bản để thông báo cho quốc gia, tổ chức quốc tế có lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam;
...
Như vậy, theo quy định, Giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam có thể bị cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
(1) Quốc gia, tổ chức quốc tế hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn;
(2) Phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện nước ngoài vi phạm hoặc không tuân thủ các quy định trong giấy phép;
(3) Có hành vi vi phạm, ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.
Giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Khi chấm dứt hiệu lực giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho ai?
Việc thông báo chấm dứt hiệu lực giấy phép được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG như sau:
Chấm dứt hiệu lực của giấy phép
...
2. Mẫu chấm dứt hiệu lực của giấy phép thực hiện theo các Mẫu số 10 và 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Khi chấm dứt hiệu lực giấy phép, cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hiệu lực giấy phép phải thông báo tới:
a) Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) 02 bản để thông báo cho quốc gia, tổ chức quốc tế có lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam;
b) Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan biết và phối hợp với các cơ quan (Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng) thực hiện thủ tục, xuất cảnh theo quy định để phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện nước ngoài xuất cảnh.
Như vậy, theo quy định, khi chấm dứt hiệu lực giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo tới:
(1) Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) 02 bản để thông báo cho quốc gia, tổ chức quốc tế có lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam;
(2) Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan biết và phối hợp với các cơ quan (Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng) thực hiện thủ tục, xuất cảnh theo quy định để phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện nước ngoài xuất cảnh.
Giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam có được gia hạn không?
Việc gia hạn thời hạn giấy phép được quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BGTVT-BQP-BCA-BNG như sau:
Gia hạn thời hạn giấy phép
1. Đối tượng được gia hạn: Phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện có thể được gia hạn nếu có một trong những lý do sau đây:
a) Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chưa kết thúc;
b) Theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về công tác tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam;
c) Do các điều kiện bất khả kháng như thiên tai, tai nạn, hỏng hóc phương tiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép Việt Nam xác nhận.
2. Thời gian gia hạn giấy phép tối đa không quá 30 ngày.
Trước khi thời hạn ghi trong giấy phép hết hiệu lực, quốc gia, tổ chức quốc tế phải nộp hồ sơ xin gia hạn tới Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để xin phép gia hạn thời hạn tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn bao gồm: Văn bản trình bày rõ lý do xin gia hạn, thời gian xin gia hạn kèm theo danh sách phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện và vật tư, thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu nạn (nếu có). Trong trường hợp khẩn cấp có thể thông báo trước bằng hình thức fax, thư điện tử và các thiết bị thông tin liên lạc khả dụng khác.
...
Như vậy, theo quy định, giấy phép cho phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn tại Việt Nam có thể được gia hạn nếu có một trong những lý do sau đây:
(1) Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chưa kết thúc;
(2) Theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về công tác tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam;
(3) Do các điều kiện bất khả kháng như thiên tai, tai nạn, hỏng hóc phương tiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép Việt Nam xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp thuế online (nộp thuế điện tử) nhanh chóng, chính xác trên trang thuế điện tử của Tổng Cục thuế?
- Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng để làm gì? Hạn ngạch xuất khẩu chỉ được áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên?
- Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Trình tự, thủ tục phục hồi điểm giấy phép lái xe thế nào?
- Công trường xây dựng là gì? Biện pháp ngăn ngừa người bị rơi ngã tại công trường xây dựng? Vùng nguy hiểm trên công trường xây dựng?