Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn là bao lâu? Giấy phép này có được gia hạn không?
- Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn là bao lâu? Giấy phép này có được gia hạn không?
- Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung nào?
- Những nội dung nào trong giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được phép điều chỉnh?
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn là bao lâu? Giấy phép này có được gia hạn không?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn của giấy phép
1. Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
2. Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình.
Như vậy giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau
Nội dung giấy phép
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
2. Tên hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
3. Phạm vi đề nghị cấp phép cho hoạt động.
4. Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép.
5. Thời hạn của giấy phép;
6. Các yêu cầu đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan;
7. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
Theo quy định trên thì giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
- Tên hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Phạm vi đề nghị cấp phép cho hoạt động.
- Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép.
- Thời hạn của giấy phép;
- Các yêu cầu đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan;
- Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
Những nội dung nào trong giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được phép điều chỉnh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 67/2018/NĐ-CP và điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều chỉnh nội dung giấy phép
1. Các nội dung quy định trong giấy phép được điều chỉnh, gồm:
a) Phạm vi hoạt động;
b) Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép;
2. Thủ tục điều chỉnh:
Trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi lập hồ sơ điều chỉnh và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Do đó, những nội dung trong giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được phép điều chỉnh bao gồm:
- Phạm vi hoạt động;
- Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép;
Và trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi lập hồ sơ điều chỉnh và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau đây:
- Đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan từ hai tỉnh trở lên:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này trong phạm vi bảo vệ công trình do Bộ quản lý;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản này.
- Đối với công trình thủy lợi khác:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?