Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được cấp cho đối tượng nào? Nội dung kê khai Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ?
Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được cấp cho đối tượng nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Theo Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. C/O là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa”.
2. CNM là từ viết tắt của “Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ”.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ:
Giải thích từ ngữ
...
5. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.
6. Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.
7. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
8. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.
Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được cấp cho đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kê khai Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định thì giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp, được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy.
Nội dung kê khai giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ cụ thể như sau:
(1) Ô số 1: tên giao dịch của thương nhân, địa chỉ, tên nước;
(2) Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước nhập khẩu;
(3) Ô số 3: nước xuất xứ của hàng hóa;
(4) Ô số 4: nước đến cuối cùng của hàng hóa;
(5) Ô số 5: ngày hàng hóa đến Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến;
(6) Ô số 6: ngày hàng hóa rời Việt Nam, tên phương tiện vận tải và số chuyến;
(7) Ô số 7: mô tả hàng hóa và mã HS theo mã HS trên bản gốc C/O do nước xuất khẩu đầu tiên cấp (nếu có); ký hiệu và số hiệu của kiện hàng;
(8) Ô số 8: trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác;
(9) Ô số 9: số và ngày phát hành hóa đơn thương mại;
(10) Ô số 10: địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và chữ ký của thương nhân (dành cho thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận);
(11) Ô số 11: địa điểm cấp giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ, ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận, chữ ký và con dấu của cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được cơ quan hải quan chấp nhận khi nào?
Việc chấp nhận giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ
1. Cơ quan hải quan chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được cấp trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước trung gian đến Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của nước cho phép quá cảnh hàng hóa cấp.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này, cơ quan hải quan chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng với điều kiện Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được cấp bởi nước trung gian là thành viên của Hiệp định Thương mại tự do.
2. Các thông tin về xuất xứ hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tại các tiêu chí trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng. Việc kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện như đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều 15 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ được cơ quan hải quan chấp nhận nếu giấy chứng nhận đó là do cơ quan có thẩm quyền của nước cho phép quá cảnh hàng hóa cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?