Giấy bảo vệ đặc biệt bị hư hỏng không sử dụng được thì có được đổi không? Ai có thẩm quyền đổi Giấy bảo vệ đặc biệt?
Đối tượng nào được cấp Giấy bảo vệ đặc biệt?
Đối tượng được cấp Giấy bảo vệ đặc biệt được quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2018/TT-BCA, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 89/2021/TT-BCA như sau:
Đối tượng được cấp Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Tư lệnh và các Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Bộ Công an; Cục trưởng và các Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội Bộ Quốc phòng.
2. Chỉ huy các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an là đối tượng cấp Giấy bảo vệ đặc biệt, gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế; Phòng Kỹ thuật bảo vệ; Phòng Cảnh vệ miền Trung; Phòng Cảnh vệ miền Nam.
3. Chỉ huy đơn vị Cảnh vệ thuộc Cục Bảo vệ an ninh Quân đội Bộ Quốc phòng.
4. Sĩ quan bảo vệ tiếp cận.
5. Sĩ quan thuộc lực lượng Cảnh vệ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ theo mệnh lệnh của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội trong trường hợp đột xuất.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được cấp Giấy bảo vệ đặc biệt là:
- Tư lệnh và các Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Bộ Công an; Cục trưởng và các Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội Bộ Quốc phòng.
- Chỉ huy các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an là đối tượng cấp Giấy bảo vệ đặc biệt, gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Phòng Bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế; Phòng Kỹ thuật bảo vệ; Phòng Cảnh vệ miền Trung; Phòng Cảnh vệ miền Nam.
- Chỉ huy đơn vị Cảnh vệ thuộc Cục Bảo vệ an ninh Quân đội Bộ Quốc phòng.
- Sĩ quan bảo vệ tiếp cận.
- Sĩ quan thuộc lực lượng Cảnh vệ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ theo mệnh lệnh của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội trong trường hợp đột xuất.
Giấy bảo vệ đặc biệt (Hình từ Internet)
Đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt có trách nhiệm như thế nào?
Đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt có trách nhiệm được quy định tại Điều 13 Thông tư 14/2018/TT-BCA như sau:
Trách nhiệm của đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Chỉ sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ.
2. Bảo quản và sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt đúng mục đích.
3. Báo cáo ngay thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý trong trường hợp Giấy bảo vệ đặc biệt được giao bị mất, hư hỏng, rách, nát.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được giao Giấy bảo vệ đặc biệt có trách nhiệm như sau:
- Chỉ sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ.
- Bảo quản và sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt đúng mục đích.
- Báo cáo ngay thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý trong trường hợp Giấy bảo vệ đặc biệt được giao bị mất, hư hỏng, rách, nát.
Giấy bảo vệ đặc biệt bị hư hỏng không sử dụng được thì có được đổi không?
Giấy bảo vệ đặc biệt bị hư hỏng không sử dụng được thì có được đổi không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2018/TT-BCA như sau:
Trường hợp đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Giấy bảo vệ đặc biệt bị hư hỏng, rách, nát không sử dụng được thì được đổi.
2. Giấy bảo vệ đặc biệt bị mất thì được cấp lại.
Như vậy, theo quy định trên thì Giấy bảo vệ đặc biệt bị hư hỏng không sử dụng được thì được đổi.
Ai có thẩm quyền đổi Giấy bảo vệ đặc biệt?
Ai có thẩm quyền đổi Giấy bảo vệ đặc biệt thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2018/TT-BCA như sau:
Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại, giao, thu hồi, tiêu hủy Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cấp, đổi, cấp lại, tiêu hủy Giấy bảo vệ đặc biệt.
2. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội quyết định giao, thu hồi Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đổi Giấy bảo vệ đặc biệt.
Thủ tục đổi Giấy bảo vệ đặc biệt được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đổi Giấy bảo vệ đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2018/TT-BCA như sau:
Thủ tục cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt
1. Cục Bảo vệ an ninh Quân đội lập danh sách các đối tượng được cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt kèm theo Công văn đề nghị gửi Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
2. Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tập hợp danh sách các đối tượng được cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục Bảo vệ an ninh Quân đội và trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cấp, đổi, cấp lại Giấy bảo vệ đặc biệt.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục đổi Giấy bảo vệ đặc biệt được thực hiện như sau:
- Cục Bảo vệ an ninh Quân đội lập danh sách các đối tượng được đổi Giấy bảo vệ đặc biệt kèm theo Công văn đề nghị gửi Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
- Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tập hợp danh sách các đối tượng được đổi Giấy bảo vệ đặc biệt thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cục Bảo vệ an ninh Quân đội và trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định đổi Giấy bảo vệ đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?