Giáo viên trung học phổ thông cần đảm bảo tiêu chuẩn Nhà giáo ưu tú như thế nào? Ai thực hiện tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các Nhà giáo ưu tú?
Nguyên tắc và thời gian xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú quy định như thế nào?
Theo Điều 3, Điều 4 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc và thời gian xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc xét tặng
1. Bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện trong việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
2. Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 4. Thời gian xét tặng và công bố danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”
Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11."
Theo đó, về nguyên tắc xét tặng phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện trong việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Về thời gian xét tặng và công bố danh hiệu thì danh hiệu Nhà giáo Ưu tú được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Nhà giáo ưu tú (Hình từ Internet)
Giáo viên trung học phổ thông cần đảm bảo tiêu chuẩn Nhà giáo Ưu tú như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn đạt danh hiệu Nhà giáo Ưu tú đối với giáo viên trung học phổ thông như sau:
"Điều 9. Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
Danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
3. Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.
Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.
4. Tài năng sư phạm, sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau:
...
c) Giáo viên trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, trường giáo dưỡng:
Giảng dạy, giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao; phát huy được năng lực, tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của người học; giúp đỡ được 02 giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;
Chủ trì 02 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.
...
5. Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy."
Như vậy, trên là các tiêu chuẩn về danh hiệu Nhà giáo ưu tú mà giáo viên trung học phổ thông cần đáp ứng theo.
Ai thực hiện tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các Nhà giáo Ưu tú?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2015/NĐ-CP quy định về việc tổ chức trao tặng như sau:
"Điều 6. Tổ chức trao tặng
Các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được Chủ tịch nước phong tặng theo quy định của pháp luật."
Như vậy, việc tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các Nhà giáo Ưu tú sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện khi được Chủ tịch nước phong tặng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?