Giáo viên nữ sinh con trùng với thời gian nghỉ hè thì được hưởng chế độ thai sản với mức hưởng như thế nào?

Tôi muốn hỏi về chế độ thai sản. Cụ thể: Tôi là giáo viên mầm non, đi dạy được 4 năm, hiện em đang mang thai và dự sinh vào ngày 25/5. Tôi muốn hỏi thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì tôi có được nghỉ bù thêm hay tính như thế nào, các chế độ tôi được hưởng ra sao?

Thời gian nghỉ hè trùng với thời gian sinh con thì thời gian nghỉ giáo viên được tính như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên được quy định như sau:

1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Như vậy, giáo viên có thời gian nghỉ hè hằng năm là 02 tháng bao gồm cả nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương và phụ cấp. Thời gian này và thời gian nghỉ thai sản là hai chế độ độc lập nên bạn có thể xin cấp trên cho phép dời thời gian nghỉ hè đến thời gian khác, có thể trước hoặc sau khi hưởng chế độ thai sản.

Chế độ thai sản

Chế độ thai sản

Điều kiện để giáo viên được hưởng chế độ thai sản là gì?

Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện để được hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, giáo viên nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Giáo viên nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thời gian giáo viên được hưởng chế độ thai sản khi sinh con là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con được quy định như sau:

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Như vậy, giáo viên khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng và thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Chế độ thai sản Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Chế độ thai sản:
Giáo viên Tải trọn bộ các quy định về Giáo viên hiện hành
Thời gian nghỉ hè
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tốt nghiệp đại học ngành quản lý nhà nước có thể trở thành giáo viên dạy quốc phòng an ninh hay không?
Pháp luật
Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có được cấp lại hay không? Ai có thẩm quyền cấp lại bản sao?
Pháp luật
Thời gian nghỉ lễ có tính vào thời gian nghỉ dưỡng sức trong trường hợp sau sinh người lao động nữ tiếp tục nghỉ dưỡng sức không?
Pháp luật
Người lao động nam được nghỉ việc bao nhiêu ngày khi vợ sinh con trong trường hợp bình thường?
Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2025? Thủ tục hưởng chế độ thai sản được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
Pháp luật
Tính thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ thai sản thế nào? Đối tượng lao động nữ nào được hưởng chế độ thải sản?
Pháp luật
Mẫu quyết định thu hồi trợ cấp chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu?
Pháp luật
Giáo viên có được thuê nhà ở công vụ không? Giáo viên trong thời gian thuê nhà ở công vụ cho người khác thuê lại thì có bị xử lý không?
Pháp luật
Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều kiện để giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ thai sản
Trần Huỳnh Thu Thảo Lưu bài viết
15,230 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ thai sản Giáo viên Thời gian nghỉ hè

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ thai sản Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên Xem toàn bộ văn bản về Thời gian nghỉ hè

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào