Giáo viên mầm non có những nhiệm vụ nào? Giáo viên mầm non bỏ đói trẻ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Giáo viên mầm non có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 27 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên như sau:
Nhiệm vụ của giáo viên
1. Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
3. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
Theo đó, giáo viên mầm non có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 27 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ thực bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
Và thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
Đồng thời có trách nhiệm giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em.
Giáo viên mầm non bỏ đói trẻ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em như sau:
Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, giáo viên mầm non bỏ đói trẻ thì sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời người này còn bị buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm của mình.
Trưởng công an cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với giáo viên mầm non bỏ đói trẻ không?
Theo khoản 11 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
11. Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10, 11, 15, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, điểm a khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 và các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36 của Nghị định này.
...
Theo điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Công an nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Công an nhân dân
....
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; ... có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
...
Khoản 2 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có quy định:
"Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
...
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể."
Theo đó, trường hợp bỏ đói trẻ như quy định xử phạt nêu trên thì mức phạt tiền sẽ là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, mức tối đa của khung phạt tiền đến 20.000.000 đồng, cho nên căn cứ theo các quy định vừa nêu thì Trưởng công an cấp huyện sẽ không có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?