Giáo viên hợp đồng thỉnh giảng 10 tháng có được xét thi đua khen thưởng không? Hồ sơ để xét thi đua khen thưởng cần những giấy tờ gì?
Giáo viên hợp đồng thỉnh giảng 10 tháng có được xét thi đua khen thưởng không?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT về đối tượng áp dụng thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng thi đua
1. Đối tượng thi đua
a) Các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, Ban điều hành, Ban quản lý dự án, đề án, chương trình thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là đơn vị thuộc Cơ quan Bộ);
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (sau đây gọi chung là các đơn vị trực thuộc Bộ);
c) Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Đại học quốc gia);
...
i) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (tuyển dụng từ 10 tháng trở lên) và người học trong các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản này.
2. Đối tượng khen thưởng
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này và cá nhân công tác theo chế độ biệt phái tại các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Công dân Việt Nam học tập hoặc làm việc ở các cơ sở giáo dục và đào tạo nước ngoài hoặc tham gia quản lý giáo dục Việt Nam ở nước ngoài;
c) Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho sự phát triển ngành Giáo dục."
Theo đó, người lao động tuyển dụng từ 10 tháng trở lên tại đơn vị vẫn thuộc diện đánh giá xét thi đua khen thưởng như đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, trường hợp giáo viên hợp đồng thỉnh giảng 10 tháng vẫn được đánh giá xét thi đua khen thưởng theo quy định.
Tuy nhiên, do thời gian làm việc ngắn nên có thể họ sẽ không có thành tích cụ thể hoặc không đạt được thành tích nào nổi bật nên khi xét với các đối tượng khác trong đơn vị thì thường không đạt kết quả bằng.
Thi đua khen thưởng
Hồ sơ để xét danh hiệu thi đua khen thưởng cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 hồ sơ xét thi đua khen thưởng được quy định như sau:
“Điều 84
1. Hồ sơ xét danh hiệu thi đua gồm:
a) Văn bản đề nghị phong tặng danh hiệu thi đua;
b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;
c) Biên bản bình xét thi đua;
d) Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng gồm:
a) Văn bản đề nghị khen thưởng;
b) Báo cáo thành tích của cá nhân hoặc tập thể được đề nghị khen thưởng;
c) Biên bản xét khen thưởng;
d) Chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc sáng tác, sáng tạo."
Theo đó, tùy vào từng trường hợp xét danh hiệu thi đua hay đề nghị xét khen thưởng cần chuẩn bị những giấy tờ, báo cáo cụ thể theo quy định nêu trên.
Ai là người có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua khen thưởng cho giáo viên hợp đồng thỉnh giảng 10 tháng?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 quy định:
"Điều 84
...
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng có trách nhiệm công khai tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng nhà nước” và “Giải thưởng Hồ Chí Minh."
Theo quy định tại Điều 83 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013 như sau:
“Điều 83
1. Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã. Cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua hoặc trình cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý."
Theo đó, cấp quản lý về người lao động hoặc người đứng đầu có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua hoặc trình cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng có trách nhiệm công khai cá nhân được đề nghị khen thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng nhà nước” và “Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?