Giáo viên dạy trong trường mầm non dân lập có những quyền hạn như thế nào? Giáo viên dạy trong trường mầm non dân lập không được có những hành vi như thế nào?
- Giáo viên dạy trong trường mầm non dân lập có những quyền hạn như thế nào?
- Giáo viên dạy trong trường mầm non dân lập không được có những hành vi như thế nào?
- Trẻ em học tại các trường mầm non dân lập có những quyền lợi như thế nào?
- Trẻ em khi học tại trường mầm non dân lập thì phải làm theo những yêu cầu nào?
Giáo viên dạy trong trường mầm non dân lập có những quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập ban hành kèm theo Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, nhân viên như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, nhân viên
1. Tiêu chuẩn
Giáo viên, nhân viên của nhà trường, nhà trẻ dân lập phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với nhà trường; có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non;
b) Giáo viên, nhân viên được hưởng chế độ tiền lương, tiền công, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường và hợp đồng lao động;
Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên dạy trong trường mầm non dân lập có những quyền hạn như sau:
- Có những quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non;
- Giáo viên được hưởng chế độ tiền lương, tiền công, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường và hợp đồng lao động.
Trường mầm non (Hình từ Internet)
Giáo viên dạy trong trường mầm non dân lập không được có những hành vi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập ban hành kèm theo Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT quy định về những hành vi giáo viên và nhân viên không được làm như sau:
Những hành vi giáo viên và nhân viên không được làm
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
3. Đối xử không công bằng với trẻ em.
4. Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
5. Giáo viên không được bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén chương trình nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ.
6. Có biểu hiện tiêu cực trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên dạy trong trường mầm non dân lập không được có những hành vi sau:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
- Xuyên tạc nội dung giáo dục;
- Đối xử không công bằng với trẻ em;
- Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Giáo viên không được bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén chương trình nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Có biểu hiện tiêu cực trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trẻ em học tại các trường mầm non dân lập có những quyền lợi như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập ban hành kèm theo Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT, có quy định về quyền và nhiệm vụ của trẻ em như sau:
Quyền và nhiệm vụ của trẻ em
1. Trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ dân lập có những quyền sau:
a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu: khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;
c) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu. Trẻ khuyết tật được chăm sóc và giáo dục hoà nhập theo quy định;
d) Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập;
đ) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
…
Theo quy định trên thì trẻ em học tại các trường mầm non dân lập có những quyền lợi như sau:
- Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu: khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu, trẻ khuyết tật được chăm sóc và giáo dục hoà nhập theo quy định;
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập;
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trẻ em khi học tại trường mầm non dân lập thì phải làm theo những yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập ban hành kèm theo Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quyền và nhiệm vụ của trẻ em
…
2. Yêu cầu đối với trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ dân lập
a) Trẻ chuyên cần, tham gia các hoạt động chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em;
b) Có lời nói, cử chỉ lễ phép, có thói quen vệ sinh văn minh phù hợp lứa tuổi;
c) Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ và nơi công cộng.
Như vậy, trẻ em khi học tại trường mầm non dân lập thì phải làm theo những yêu cầu sau:
- Trẻ chuyên cần, tham gia các hoạt động chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em;
- Có lời nói, cử chỉ lễ phép, có thói quen vệ sinh văn minh phù hợp lứa tuổi;
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ và nơi công cộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?