Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ có được không?
- Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ có được không?
- Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ bị phạt bao nhiêu?
- Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên mạng xã hội?
Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ có được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 56/2017/NĐ-CP thì trẻ em được bảo vệ bí mật thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em bao gồm các thông tin sau:
- Tên, tuổi;
- Đặc điểm nhận dạng cá nhân;
- Thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
- Hình ảnh cá nhân;
- Thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
- Tài sản cá nhân;
- Số điện thoại;
- Địa chỉ thư tín cá nhân;
- Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán;
- Địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em;
- Thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Theo Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định vấn đề xin phép khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng như sau:
- Đối với trẻ dưới 07 tuổi: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
- Đối với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc và trẻ em đó.
Vì vậy, việc giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân học sinh lên mạng xã hội phải có sự đồng ý của cha mẹ trẻ em đó.
Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ có được không? (Hình từ Internet)
Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ bị phạt bao nhiêu?
Theo Điều 31 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em như sau:
Vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố, tiết lộ một trong các thông tin mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, gồm: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi khi có yêu cầu đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Thu hồi, xóa, gỡ bỏ các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, giáo viên có hành vi đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh từ đủ 07 tuổi trở lên lên mạng xã hội mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em thì có thể bị xử phạt hành chính số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc giáo viên buộc phải xin lỗi khi có yêu cầu và buộc thu hồi, xóa gỡ bỏ hình ảnh cá nhân của học sinh đã đăng tải.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm (Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP)
Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên mạng xã hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP thì các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên mạng xã hội bao gồm:
(1) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
(2) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
(3) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?