Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em

Số hiệu: 56/2017/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 09/05/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

05 trường hợp được xác định là trẻ em bị xâm hại tình dục

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.

Theo đó, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:

-  Trẻ em bị hiếp dâm;

-  Trẻ em bị cưỡng dâm;

-  Trẻ em bị giao cấu;

-  Trẻ em bị dâm ô;

-  Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Ngoài ra, Nghị định 56 cũng quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:

-  Tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, hình ảnh cá nhân;

-  Tài sản cá nhân; Thông tin về nơi ở, quê quán, trường, lớp, kết quả học tập…

Nghị định 56/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRẺ EM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em về các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chăm sóc thay thế cho trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân quy định tại Điều 3 Luật trẻ em.

Chương II

CÁC NHÓM TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Mục 1. CÁC NHÓM TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Điều 3. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ

1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ không có người chăm sóc.

2. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nuôi dưỡng trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội.

3. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ sống với người thân thích.

4. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nhận chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải người thân thích, trừ trường hợp được nhận làm con nuôi.

Điều 4. Trẻ em bị bỏ rơi

1. Trẻ em bị bỏ rơi chưa được chăm sóc thay thế.

2. Trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc thay thế.

Điều 5. Trẻ em không nơi nương tựa

1. Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật.

2. Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng.

3. Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật.

5. Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.

6. Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

7. Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em.

8. Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.

9. Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

10. Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

11. Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.

12. Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trẻ em khuyết tật

1. Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.

2. Trẻ em khuyết tật nặng.

3. Trẻ em khuyết tật nhẹ.

Điều 7. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS theo quy định pháp luật.

Điều 8. Trẻ em vi phạm pháp luật

1. Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình.

2. Trẻ em vi phạm pháp luật chưa xác định được nơi cư trú ổn định đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội.

3. Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo.

4. Trẻ em chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặc chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Điều 9. Trẻ em nghiện ma túy

1. Trẻ em nghiện ma túy trong cơ sở cai nghiện.

2. Trẻ em nghiện ma túy đang áp dụng biện pháp cai nghiện, điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng.

Điều 10. Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở

1. Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phố cập giáo dục trung học cơ sở không có người chăm sóc.

2. Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở sống cùng cha, mẹ hoặc người chăm sóc.

Điều 11. Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực

Trẻ em bị bạo lực dẫn đến rối loạn tâm thần, hành vi, hạn chế khả năng giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày theo kết luận của cơ quan giám định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người có chuyên môn được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em.

Điều 12. Trẻ em bị bóc lột

1. Trẻ em bị bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động.

2. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm.

3. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp để hoạt động mại dâm.

4. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật.

5. Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác.

Điều 13. Trẻ em bị xâm hại tình dục

1. Trẻ em bị hiếp dâm.

2. Trẻ em bị cưỡng dâm.

3. Trẻ em bị giao cấu.

4. Trẻ em bị dâm ô.

5. Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Điều 14. Trẻ em bị mua bán

1. Trẻ em bị mua bán trở về sống với cha, mẹ.

2. Trẻ em bị mua bán trở về được nhận chăm sóc thay thế.

Điều 15. Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo

1. Trẻ em thuộc hộ nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Trẻ em thuộc hộ cận nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 16. Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

1. Trẻ em là công dân Việt Nam di cư, lánh nạn trong nước chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

2. Trẻ em có quốc tịch nước ngoài di cư, lánh nạn, tị nạn không có người chăm sóc.

3. Trẻ em chưa xác định được quốc tịch, chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc di cư, lánh nạn, tị nạn vào Việt Nam.

Mục 2. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Điều 17. Các yêu cầu đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

1. Tuân thủ nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em quy định tại Điều 5 và các yêu cầu bảo vệ trẻ em quy định tại Điều 47 Luật trẻ em.

2. Độ tuổi, định mức, thời hạn, phương thức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định trong pháp luật về các lĩnh vực có liên quan phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 18. Chính sách chăm sóc sức khỏe

1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

2. Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Chính sách trợ giúp xã hội

1. Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; hỗ trợ chi phí mai táng và chế độ trợ cấp, trợ giúp khác cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội.

2. Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

Điều 20. Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

Điều 21. Chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác

1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật trẻ em.

Chương III

HỖ TRỢ, CAN THIỆP ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP TRẺ EM BỊ XÂM HẠI HOẶC CÓ NGUY CƠ BỊ BẠO LỰC, BÓC LỘT, BỎ RƠI VÀ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Mục 1. TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ EM

Điều 22. Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em

1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.

3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.

4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.

5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.

7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.

8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.

Điều 23. Điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em

1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.

2. Được sử dụng số điện thoại ngắn 03 số, không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.

3. Được tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được quảng bá số điện thoại và các dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật.

Mục 2. TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN, THÔNG BÁO, TỐ GIÁC HÀNH VI XÂM HẠI TRẺ EM

Điều 24. Nguyên tắc bảo mật thông tin

1. Mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh phải được bảo mật vì lợi ích, sự an toàn của người cung cấp thông tin và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em có liên quan.

2. Quá trình cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ cho việc bảo vệ trẻ em giữa nơi tiếp nhận thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải được bảo mật.

3. Thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải xác định mức độ bảo mật và phạm vi cung cấp thông tin, báo cáo.

Điều 25. Tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin

1. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại trẻ em hoặc trẻ em có nguy cơ bị xâm hại có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc (sau đây gọi là nơi tiếp nhận thông tin). Nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp, cơ quan công an các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em khi được yêu cầu.

3. Trường hợp tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm xâm hại trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Điều 26. Đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp hoặc cơ quan công an các cấp có trách nhiệm phối hợp xử lý thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; chuyển ngay thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc đánh giá nguy cơ ban đầu về mức độ tổn hại của trẻ em.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc chỉ đạo người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của trẻ em theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.

3. Trường hợp trẻ em được xác định có nguy cơ hoặc đang bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng 12 giờ từ khi nhận thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường hoặc người gây tổn hại cho trẻ em quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Nghị định này.

Mục 3. KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP TRẺ EM BỊ XÂM HẠI HOẶC CÓ NGUY CƠ BỊ BẠO LỰC, BÓC LỘT, BỎ RƠI VÀ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Điều 27. Xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

1. Sau khi đánh giá ban đầu về nguy cơ và mức độ tổn hại của trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện hoặc yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:

a) Tình trạng thể chất, tâm lý, tình cảm của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

b) Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của trẻ em và năng lực bảo vệ trẻ em của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình;

c) Các yếu tố làm trẻ em có thể bị xâm hại hoặc tiếp tục bị xâm hại hoặc các yếu tố dẫn đến trẻ em tiếp tục rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;

d) Điều kiện, khả năng học tập và khả năng tự bảo vệ của trẻ em;

đ) Mức độ an toàn và khả năng hỗ trợ của cộng đồng dân cư nơi trẻ em sinh sống;

e) Nhu cầu chăm sóc y tế, chữa trị các tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ em; nhu cầu trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác;

g) Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được hỗ trợ, can thiệp;

h) Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trừ trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc là người gây tổn hại cho trẻ em.

2. Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định tại các Điều 47, 48, 49, 50 Luật trẻ em.

Điều 28. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

1. Căn cứ mức độ tổn hại và nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, trong thời hạn 05 ngày làm việc, trừ trường hợp khẩn cấp, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp bao gồm:

a) Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em và đánh giá nguy cơ ban đầu về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

b) Báo cáo thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể tình hình trẻ em, biên bản cuộc họp xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);

c) Dự thảo Quyết định phê duyệt và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nội dung sau:

a) Các dịch vụ, công việc cần thực hiện, thời điểm bắt đầu và dự kiến kết thúc;

b) Phân công trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp;

c) Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cần huy động cung cấp dịch vụ cụ thể;

d) Dự toán kinh phí cho từng dịch vụ, công việc.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc trừ trường hợp khẩn cấp.

5. Quyết định và kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện và cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

Điều 29. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp và chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cụ thể như sau:

a) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ, can thiệp; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thay đổi của cá nhân trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống;

b) Kết nối dịch vụ, hoạt động trên địa bàn xã hoặc yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em các cấp, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài địa bàn;

c) Vận động cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia hỗ trợ.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý, cơ quan công an, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em tham gia thực hiện, hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch.

3. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em có trách nhiệm giới thiệu, kết nối các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp cần thiết trong trường hợp cấp tỉnh không có dịch vụ hoặc theo đề nghị của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.

Điều 30. Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tham gia thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cụ thể như sau:

a) Đánh giá tình trạng trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống sau khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp;

b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã việc kết thúc kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em không còn nguy cơ bị xâm hại và các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức, tình cảm của trẻ em ổn định;

c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục quy trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em vẫn có nguy cơ bị xâm hại hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ em chưa ổn định.

2. Rà soát, đánh giá tình trạng của trẻ em sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Hồ sơ kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và nhập vào cơ sở dữ liệu trẻ em quốc gia.

Điều 31. Can thiệp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp

1. Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp là trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ em.

2. Việc can thiệp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp phải được thực hiện trong thời gian nhanh nhất có thể và không quá 12 giờ từ khi nhận được thông tin.

3. Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã:

a) Tiếp nhận thông tin, kết nối với cơ quan công an để ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em xảy ra trên địa bàn xã; phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp và lưu giữ đồ vật, tài liệu liên quan đến tổn hại của trẻ em do bị xâm hại để hỗ trợ việc điều tra, xử lý, bảo vệ trẻ em;

b) Tiếp tục đánh giá mức độ tổn hại và mức độ an toàn môi trường sống của trẻ em, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và triển khai thực hiện;

c) Trong trường hợp cần thiết phối hợp với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để được hướng dẫn, hỗ trợ việc can thiệp khẩn cấp và xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.

4. Trách nhiệm của cơ quan công an

a) Tiếp nhận thông tin, triển khai việc ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em;

b) Phối hợp với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc bảo vệ trẻ em khẩn cấp, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;

c) Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em để hỗ trợ việc can thiệp khẩn cấp.

5. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

a) Khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật trẻ em;

b) Hướng dẫn việc thu thập bằng chứng, lưu giữ chứng cứ tổn hại của trẻ em do bị xâm hại phục vụ việc giám định theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

c) Lưu trữ hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế

1. Việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em được thực hiện đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền ra quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và bố trí nơi tạm trú an toàn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 Luật trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật trẻ em trong vòng 12 giờ tính từ thời điểm tiếp nhận thông tin.

3. Thời hạn tạm thời cách ly được quyết định căn cứ vào đánh giá nhu cầu và môi trường an toàn của trẻ em, được gia hạn, nhưng thời hạn cách ly tối đa không quá 15 ngày trừ trường hợp phải tiếp tục cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được đánh giá bảo đảm điều kiện an toàn cho trẻ em theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hủy bỏ quyết định tạm thời cách ly.

4. Trẻ em được tạm thời cách ly khẩn cấp khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em cần được thực hiện ngay việc giao chăm sóc thay thế trước khi thực hiện các thủ tục nhận chăm sóc thay thế.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG

Điều 33. Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em

Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

Điều 34. Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; các tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.

2. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng; trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.

3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Điều 35. Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.

2. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.

3. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.

5. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Điều 36. Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng

1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.

3. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 37. Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em; tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; công bố danh sách các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em.

2. Cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Chương V

CHĂM SÓC THAY THẾ CHO TRẺ EM

Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, LẬP DANH SÁCH, ĐIỀU PHỐI VIỆC LỰA CHỌN CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ

Điều 38. Trách nhiệm tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em

1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ của trẻ em cần chăm sóc thay thế và tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em theo quy định tại Điều 62 Luật trẻ em.

2. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập hồ sơ của trẻ em đang nuôi dưỡng tại cơ sở có đủ điều kiện chuyển đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tìm cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em hoặc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi.

3. Hồ sơ của trẻ em cần tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế gồm:

a) Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có);

b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;

c) 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng, kích cỡ 8 cm x 10 cm, chụp trong thời gian trước thời điểm lập hồ sơ không quá 06 tháng;

d) Báo cáo đánh giá của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi;

e) Bản sao Quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện.

4. Hồ sơ của trẻ em đang ở trong cơ sở trợ giúp xã hội cần tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế bao gồm:

a) Hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội;

c) Báo cáo đánh giá của người có thẩm quyền của cơ sở trợ giúp xã hội về hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.

Điều 39. Đăng ký nhận chăm sóc thay thế

1. Cá nhân, người đại diện gia đình có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em làm đơn theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lập danh sách đăng ký nhận chăm sóc thay thế.

2. Cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký hoặc nhận trẻ em chăm sóc, thay thế được các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em, bảo vệ trẻ em và các kỹ năng về chăm sóc thay thế.

3. Cá nhân, người đại diện gia đình là người nước ngoài, ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải cư trú tại Việt Nam ít nhất 06 tháng và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng vào thời điểm đăng ký.

4. Trường hợp đăng ký nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

Điều 40. Lập danh sách cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, lập, lưu trữ danh sách cá nhân, gia đình có nguyện vọng nhận chăm sóc thay thế theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; hằng quý cập nhật danh sách gửi cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện để thực hiện trách nhiệm điều phối việc lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.

2. Điều kiện, thủ tục nhận chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế được thực hiện theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội.

Điều 41. Hồ sơ cá nhân, gia đình được lựa chọn chăm sóc thay thế

1. Hồ sơ cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế không phải là người thân thích bao gồm:

a) Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế;

b) Giấy khám sức khỏe trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ do cơ quan y tế cấp theo quy định của pháp luật;

c) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với cá nhân, người đại diện gia đình chăm sóc, thay thế là người nước ngoài.

2. Cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế là người thân thích của trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Luật trẻ em.

Điều 42. Lựa chọn hình thức và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế

1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lựa chọn hình thức, cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ em; xác minh điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em và lấy ý kiến của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.

2. Thứ tự ưu tiên lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế:

a) Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình là người thân thích;

b) Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích;

c) Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

3. Thứ tự ưu tiên chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế:

a) Người thân thích;

b) Cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế nơi trẻ em cư trú;

c) Công dân Việt Nam cư trú trong nước;

d) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

4. Trong trường hợp khẩn cấp phải cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này nhưng chưa lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm thời đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội và tiếp tục lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế phù hợp.

5. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm lựa chọn, thông báo, cung cấp thông tin, hồ sơ của trẻ em cần chăm sóc thay thế cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.

6. Việc giới thiệu trẻ em cho cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế phải bảo đảm vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và yêu cầu đối với việc chăm sóc thay thế theo quy định tại Điều 60 Luật trẻ em.

7. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; tổ chức việc giao, nhận trẻ em giữa Ủy ban nhân dân cấp xã và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.

8. Trường hợp nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi khác địa bàn cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thực hiện thủ tục giao, nhận và theo dõi tình hình chăm sóc trẻ em.

Điều 43. Trách nhiệm thông tin, báo cáo quá trình phát triển của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế

1. Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em được chăm sóc thay thế khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi cư trú.

2. Sau 01 tháng, 03 tháng kể từ ngày cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cư trú có trách nhiệm theo dõi, đánh giá điều kiện sống, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; định kỳ 06 tháng hoặc khi trẻ em phải chuyển đổi hình thức, chuyển đổi cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em được nhận chăm sóc thay thế cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi về tình hình của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế khi có yêu cầu.

Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾP NHẬN, CHUYỂN HÌNH THỨC CHĂM SÓC THAY THẾ

Điều 44. Trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội

1. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật trẻ emkhoản 4 Điều 42 Nghị định này được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em, trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.

3. Trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách áp dụng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Điều 45. Chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi

1. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp huyện.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, đối chiếu với danh sách cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế để xem xét, đánh giá sự phù hợp của cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế; nếu thấy phù hợp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển danh sách và hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân, gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế cư trú.

3. Người đúng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thông báo tình hình của trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, tổ chức cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tiếp xúc với trẻ em và đưa trẻ em đến nhà của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để trẻ em làm quen với môi trường mới; lấy ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét các điều kiện của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, nếu đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để làm cơ sở chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội. Việc giao, nhận trẻ em được thực hiện khi có quyết định chăm sóc thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã và quyết định chấm dứt chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

5. Chính sách đối với trẻ em được chăm sóc thay thế và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thực hiện theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội.

6. Thủ tục chuyển trẻ em sang gia đình nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật nuôi con nuôi.

Điều 46. Theo dõi, đánh giá trẻ em từ cơ sở trợ giúp xã hội chuyển đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế

1. Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội cử người đại diện phối hợp với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiếp tục theo dõi, đánh giá điều kiện sống, tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để kịp thời đề nghị với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.

2. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc chăm sóc trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định này.

Điều 47. Theo dõi, đánh giá việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện có trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý, thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ban hành quyết định chăm sóc thay thế cho trẻ em.

Điều 48. Chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em

1. Cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 69 Luật trẻ em gửi đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để thực hiện thủ tục chấm dứt việc chăm sóc thay thế.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định chấm dứt việc chăm sóc thay thế và chuyển hình thức chăm sóc thay thế căn cứ vào kết quả theo dõi, đánh giá việc trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo đề nghị của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc theo nguyện vọng của trẻ em được quy định tại Điều 69 Luật trẻ em theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đối với trường hợp trẻ em được chuyển từ cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định giao trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định chấm dứt việc chăm sóc trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội và gửi quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CƠ SỞ GIÁO DỤC, GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM ĐỂ TRẺ EM ĐƯỢC THAM GIA VÀO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM

Điều 49. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em (sau đây gọi là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản) phải có sự tham gia của trẻ em như sau:

a) Bảo đảm để trẻ em được thông tin về nội dung của văn bản đang soạn thảo cần lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức phù hợp được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em;

b) Thuyết minh nội dung của văn bản đang soạn thảo phù hợp với trẻ em để trẻ em hiểu, góp ý kiến, bày tỏ nguyện vọng;

c) Tiếp nhận, xem xét, trả lời ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc giải thích, trả lời ý kiến, nguyện vọng của trẻ em không được tiếp thu thông qua một hoặc các hình thức phù hợp được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.

2. Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản không trực tiếp tổ chức việc lấy ý kiến của trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc lấy ý kiến trẻ em được thực hiện như sau:

a) Gửi văn bản đang soạn thảo kèm theo nội dung cần lấy ý kiến của trẻ em đến Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam để tổ chức lấy ý kiến của trẻ em trước khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành;

b) Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em thông qua Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phải được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, phản hồi cho Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam để phản ánh lại với trẻ em.

3. Hồ sơ ban hành theo thẩm quyền hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra, ban hành của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản phải có nội dung tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quá trình hướng dẫn, triển khai thực hiện chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nếu nhận được ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về những vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến trẻ em thì phải tiếp nhận, xem xét và trả lời trực tiếp cho trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt động có sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; đình chỉ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động có sự tham gia của trẻ em nếu vi phạm pháp luật hoặc không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình xây dựng các quyết định, chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 49 Nghị định này.

2. Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nếu nhận được ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về những vấn đề có tác động, ảnh hưởng đến trẻ em thì phải tiếp nhận, xem xét và trả lời trực tiếp cho trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

3. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các hoạt động có sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em trên địa bàn; đình chỉ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ các hoạt động có sự tham gia của trẻ em nếu vi phạm pháp luật hoặc không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi ngăn cản trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia hoạt động xã hội phù hợp.

4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý, tạo điều kiện để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em theo phạm vi và hình thức quy định tại Điều 74 và yêu cầu tại khoản 1 Điều 78 Luật trẻ em.

Điều 51. Trách nhiệm của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em

1. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em được quy định tại Điều 77 Luật trẻ em.

2. Hằng năm, đề xuất với Chính phủ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện ý kiến, nguyện vọng của trẻ em theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 91 Luật trẻ em.

3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.

Điều 52. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

1. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi là tổ chức) khi xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em phải lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.

2. Các tổ chức phải thuyết minh nội dung quyết định, chương trình, hoạt động đang xây dựng hoặc đang thực hiện phù hợp với trẻ em để trẻ em hiểu, góp ý kiến, bày tỏ nguyện vọng; ý kiến, nguyện vọng của trẻ em gửi đến tổ chức phải được tiếp nhận, xem xét và trả lời trực tiếp cho trẻ em hoặc cơ quan, tổ chức gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em theo tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

3. Các tổ chức có trách nhiệm gửi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em mà tổ chức nhận được đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền xem xét, giải quyết và theo dõi việc trả lời các ý kiến, kiến nghị đó.

4. Các tổ chức thực hiện các hoạt động, sự kiện có sự tham gia của trẻ em phải bảo đảm các điều kiện an toàn, phù hợp với trẻ em; chấp hành các hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định đình chỉ của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 53. Trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục khác

1. Nhà trường tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động xã hội phù hợp; bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề học sinh quan tâm thông qua các hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.

2. Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và xem xét, trả lời những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám hiệu trong thời hạn 07 ngày làm việc. Nội dung trả lời nêu rõ việc thực hiện hoặc không thực hiện, thời gian thực hiện, lý do không thực hiện ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh.

3. Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm gửi ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, thẩm quyền xem xét, giải quyết nếu ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng không thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám hiệu và theo dõi việc trả lời để phản hồi cho học sinh.

4. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội hoặc bí thư chi đoàn phản ánh hoặc tổng hợp ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh chuyển đến Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên trong trường hợp học sinh không muốn phản ánh trực tiếp vấn đề với Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên; thông tin việc tiếp thu, xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng cho học sinh.

Điều 54. Trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội

1. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội phải công bố các thông tin sau đây khi có yêu cầu của trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em:

a) Quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;

c) Giá các dịch vụ (nếu có);

d) Biện pháp, chế độ cung cấp dịch vụ cho trẻ em;

đ) Trách nhiệm tham gia trong quá trình cung cấp dịch vụ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc chính trẻ em.

2. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội phải tiếp nhận, xem xét, trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản về ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cơ quan, tổ chức có liên quan đối với các dịch vụ do cơ sở cung cấp.

Điều 55. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng

1. Cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm đăng tải ý kiến, nguyện vọng của trẻ em gửi đến phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của cơ quan, tổ chức và quy định của pháp luật. Trường hợp không đăng tải phải trả lời và giải thích rõ lý do.

2. Gửi và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

3. Cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo yêu cầu của trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc trong trường hợp việc tiết lộ thông tin đó gây tổn hại cho trẻ em, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em theo Điều 33 Nghị định này.

Điều 56. Trách nhiệm của gia đình

Cha, mẹ, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm:

1. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

2. Giáo dục trẻ em.

3. Bảo vệ an toàn cho trẻ em.

4. Tạo điều kiện để trẻ em tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các hoạt động xã hội phù hợp.

5. Tạo điều kiện hướng dẫn trẻ em tiếp cận nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và mức độ trưởng thành của trẻ em.

6. Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình theo quy định tại Điều 75 và khoản 1 Điều 78 Luật trẻ em.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 57. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 58. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b) PL.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Báo cáo tiếp nhận thông tin trẻ em

Mẫu số 02

Đánh giá nguy cơ ban đầu, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em

Mẫu số 03

Báo cáo thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể

Mẫu số 04

Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Mẫu số 05

Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Mẫu số 06

Rà soát, đánh giá tình trạng của trẻ em sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

Mẫu số 07

Quyết định về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em

Mẫu số 08

Đơn đăng ký nhận chăm sóc thay thế

Mẫu số 09

Danh sách cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế

Mẫu số 10

Báo cáo đánh giá hoàn cảnh, tình trạng và nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em cần chăm sóc thay thế

Mẫu số 11

Báo cáo xác minh cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế

Mẫu số 12

Quyết định về việc giao, nhận việc chăm sóc thay thế trẻ em

Mẫu số 13

Báo cáo theo dõi, đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế

Mẫu số 14

Danh sách trẻ em cần được chuyển hình thức chăm sóc thay thế

Mẫu số 15

Đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế

Mẫu số 16

Quyết định về việc chấm dứt và chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em

Mẫu số 01

TÊN CƠ QUAN
TIẾP NHẬN THÔNG TIN
…(1)…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…../BC-(2)

…(3)…, ngày … tháng … năm 20…

BÁO CÁO

TIẾP NHẬN THÔNG TIN TRẺ EM…..(4)....

A. Thông tin chung

1. Nguồn nhận thông tin

Thông qua (điện thoại/gặp trực tiếp/người khác báo):.....................................................

Thời gian (mấy giờ)......................................................... Ngày ……. tháng........ năm ….

2. Thông tin về trẻ em

Họ và tên trẻ em (5)......................................................................................................

Ngày tháng năm sinh (5)……………hoặc ước lượng tuổi................................................

Giới tính (5): Nam…………Nữ………Không biết..............................................................

Địa điểm xảy ra vụ việc.................................................................................................

...................................................................................................................................

Tình trạng hiện tại của trẻ em: (6)...................................................................................

Phỏng đoán hậu quả có thể sẽ xảy ra cho trẻ em nếu không có được hỗ trợ, can thiệp?.

Họ và tên cha: (5)………..Tuổi…….. Nghề nghiệp...........................................................

Họ và tên mẹ: (5)………..Tuổi……..Nghề nghiệp............................................................

Hoàn cảnh gia đình: (5).................................................................................................

Hiện tại ai là người chăm sóc trẻ em (nếu biết)...............................................................

Những hành động hỗ trợ, can thiệp đã được thực hiện đối với trẻ em trước khi nhận được thông tin:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

3. Thông tin về người cung cấp thông tin (nếu đồng ý cung cấp)

Họ và tên…………………………. Số điện thoại...............................................................

Địa chỉ.........................................................................................................................

Ghi chú thêm................................................................................................................

Cán bộ tiếp nhận thông tin
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan tiếp nhận thông tin.

(2) Chữ viết tắt tên cơ quan tiếp nhận thông tin.

(3) Địa danh.

(4) Trẻ em thuộc đối tượng: bị xâm hại/có nguy cơ bị bạo lực/bóc lột/bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

(5) Cán bộ ghi thông tin nếu biết hoặc được cung cấp.

(6) Thông tin về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Mẫu số 02

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ BAN ĐẦU, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN TẠM THỜI CHO TRẺ EM

Ngày, tháng, năm tiến hành đánh giá: ………………………………………….

1. Đánh giá nguy cơ sơ bộ

1. Đánh giá mức độ tổn hại (Cao, Trung bình, Thấp)

1.1. Mức độ tổn hại của trẻ em

Cao (trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng, đe dọa tính mạng);

Trung bình (trẻ em bị tổn hại, nhưng không nghiêm trọng);

Thấp (trẻ em ít hoặc không bị tổn hại).

1.2. Nguy cơ trẻ em tiếp tục bị tổn hại nếu ở trong tình trạng hiện tại

Cao (đối tượng xâm hại có khả năng tiếp cận trẻ em dễ dàng và thường xuyên);

Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên);

Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ em).

Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp)

Cao:

Trung bình:

Thấp:

2. Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em (Cao, Trung bình, Thấp)

2.1. Khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước các tổn hại

Cao (trẻ em có khả năng khắc phục được những tổn hại);

Trung bình (trẻ em có một ít khả năng khắc phục được những tổn hại);

Thấp (trẻ em không thể khắc phục được những tổn hại).

2.2 . Khả năng của trẻ em trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của người lớn

Cao (Ngay lập tức tìm được người lớn có khả năng bảo vệ hữu hiệu cho trẻ em);

Trung bình (chỉ có một số khả năng tìm được người bảo vệ hữu hiệu);

Thấp (không có khả năng tìm người bảo vệ).

Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp)

Cao:

Trung bình:

Thấp:

* Kết luận về tình trạng của trẻ em:

- Trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp

- Trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp

- Trẻ em cần được tiếp tục theo dõi

2. Các biện pháp can thiệp khẩn cấp nhằm đảm bảo nhu cầu an toàn tạm thời cho trẻ em:

Nhu cầu về an toàn của trẻ em

Dịch vụ cung cấp

Đơn vị cung cấp dịch vụ

1. Chỗ ở và các điều kiện sinh hoạt

- Nơi chăm sóc tạm thời

- Thức ăn

- Quần áo

2. An toàn thể chất

- Chăm sóc y tế

- Chăm sóc tinh thần

Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND cấp xã;
- Lưu hồ sơ.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 03

BÁO CÁO

THU THẬP THÔNG TIN, XÁC MINH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỤ THỂ

Họ và tên trẻ em: …………………………………………..

Họ và tên người đánh giá: …………………………………………..

Ngày, tháng, năm thực hiện bản đánh giá …………………………………………..

1. Thu thập thông tin

Câu hỏi

Trả lời

Tình trạng thể chất, tâm lý, tình cảm của trẻ em (trẻ em đã bị xâm hại hay chưa)?

Mô tả

Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của trẻ em và năng lực bảo vệ trẻ em của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình (đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc trẻ em, chất lượng chăm sóc như thế nào)?

Các yếu tố tác động đến chất lượng của sự chăm sóc trẻ em?

Yếu tố tích cực:

Yếu tố tiêu cực:

Trong thời gian tới ai sẽ là người chăm sóc trẻ em?

Các yếu tố có thể sẽ tác động đến việc chăm sóc trẻ em trong thời gian tới?

Yếu tố tích cực:

Yếu tố tiêu cực:

2. Đánh giá nguy cơ cụ thể:

a) Đánh giá mức độ tổn hại

Đánh giá mức độ tổn hại

Mức độ

(Cao, Trung bình, Thấp)

1. Đánh giá mức độ trẻ em bị tổn hại

Cao (trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng);

Trung bình (trẻ em bị tổn hại nhưng không nghiêm trọng);

Thấp (trẻ em bị tổn hại ít hoặc không bị tổn hại).

2. Khả năng tiếp cận trẻ em của đối tượng xâm hại (trong tương lai)

Cao (đối tượng xâm hại có khả năng tiếp cận trẻ em dễ dàng và thường xuyên);

Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên);

Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ em).

3. Tác động của hành vi xâm hại đến sự phát triển của trẻ em (thể chất, tâm lý, tình cảm)

Cao (có tác động nghiêm trọng đến trẻ em);

Trung bình (có một vài tác động đến sự phát triển của trẻ em);

Thấp (có ít hoặc không có tác động đến sự phát triển của trẻ em).

4. Những trở ngại trong môi trường chăm sóc trẻ em đối với việc bảo đảm an toàn cho trẻ em

Cao (có nhiều trở ngại để đảm bảo an toàn cho trẻ em); Trung bình (có một vài trở ngại, nhưng trẻ em vẫn có được sự bảo vệ nhất định);

Thấp (có ít hoặc không có trở ngại nào cho việc bảo vệ trẻ em).

5. Không có người sẵn sàng hoặc có khả năng bảo vệ trẻ em

Cao (Không có người nào có thể bảo vệ trẻ em hoặc có người bảo vệ nhưng không được tốt);

Trung bình (có một số người có thể bảo vệ trẻ em, nhưng khả năng và độ tin cậy chưa cao);

Thấp (có một số người có thể bảo vệ trẻ em).

Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp)

Cao:

Trung bình:

Thấp:

b) Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em

Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em

Mức độ (Cao, Trung bình, Thấp)

1. Khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước những hành động của đối tượng xâm hại

Cao (trẻ em có khả năng tự bảo vệ mình);

Trung bình (trẻ em có một số khả năng, nhưng không cao);

Thấp (trẻ em không tự bảo vệ được).

2. Khả năng biết được những người có khả năng bảo vệ mình

Cao (trẻ em biết được người lớn nào có thể bảo vệ mình);

Trung bình (trẻ em biết ít về người lớn nào có thể bảo vệ mình);

Thấp (trẻ em không biết người lớn nào có thể bảo vệ mình).

3. Khả năng của trẻ em trong việc thiết lập mối quan hệ với những người có thể bảo vệ mình

Cao (trẻ em sẵn sàng và có khả năng nói chuyện với người lớn có thể bảo vệ mình);

Trung bình (trẻ em có một số khả năng liên hệ với người lớn nào có thể bảo vệ mình);

Thấp (trẻ em không có khả năng liên hệ với người lớn).

4. Khả năng của trẻ em trong việc nhờ người bảo vệ trẻ em

Cao (trẻ em có khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình);

Trung bình (trẻ em có một số khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình);

Thấp (trẻ em không có khả năng liên hệ với người lớn và cho người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình).

5. Trẻ em có được sự theo dõi và sẵn sàng giúp đỡ của những người khác (không phải là đối tượng xâm hại)

Cao (những người hàng xóm, thầy giáo, cô giáo... thường xuyên quan sát được trẻ em);

Trung bình (chỉ quan sát trẻ em ở một số thời điểm nhất định);

Thấp (trẻ em ít được mọi người trông thấy).

Tổng số (số lượng Cao, Trung bình, Thấp)

Cao:

Trung bình:

Thấp:

3. Kết luận các nguy cơ: Trên cơ sở so sánh mức độ (Cao, Thấp, Trung bình) giữa Đánh giá mức độ tổn hại với Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em:

- Trường hợp Đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em ở mức độ Cao nhiều hơn Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em: Trẻ em có nguy cơ cao tiếp tục bị xâm hại hoặc mức độ trẻ em bị tổn hại vẫn rất nghiêm trọng.

- Trường hợp Đánh giá mức độ tổn hại ở mức độ Cao ít hơn hoặc tương đương với Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em: Trẻ em không có hoặc ít có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại hoặc mức độ tổn hại của trẻ em ít nghiêm trọng.

4. Xác định các vấn đề của trẻ em: Trên cơ sở kết luận các nguy cơ, xác định các vấn đề của trẻ em (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cần hỗ trợ, can thiệp).

Ví dụ:

- Các tổn hại về thể chất, tâm lý, tình cảm nghiêm trọng.

- Môi trường chăm sóc trẻ có nhiều nguy cơ có thể khiến trẻ em tiếp tục bị xâm hại.

-..................................................................................................................................

5. Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em:

-..................................................................................................................................

-..................................................................................................................................

6. Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em:

-..................................................................................................................................

-..................................................................................................................................

7. Xác định nhu cầu cần cung cấp dịch vụ của trẻ em:

- Chăm sóc, chữa trị các tổn hại (đáp ứng nhu cầu trẻ em cần sự chăm sóc về thể chất, tinh thần);

- Tư vấn, trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác (đáp ứng nhu cầu trẻ em cần có một môi trường sống an toàn, đảm bảo các điều kiện để hòa nhập cộng đồng).

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 04

ỦY BAN NHÂN DÂN
xã/phường/thị trấn...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày … tháng … năm 20…

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP

(Trường hợp trẻ em bị xâm hại/nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi)

1. Mục tiêu

- Các tổn hại của trẻ em được phục hồi;

- Các yếu tố không an toàn trong môi trường sống của trẻ em cần được khắc phục;

- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em hòa nhập cộng đồng;

-..................................................................................................................................

2. Các hoạt động

- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý;

- Các hoạt động trợ giúp xã hội;

- Các hoạt động hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;

- Các hoạt động trợ giúp pháp lý (nếu cần);

- Các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác.

3. Tổ chức thực hiện

Stt

Tên hoạt động

Cán bộ thực hiện

Cán bộ phối hợp

Thời gian thực hiện

1

……………

……….

……….

……….

2

……………

……….

……….

……….

3

……………

……….

……….

……….

4. Kinh phí

(Dự toán kinh phí chi tiết kèm theo)./.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Ghi chú:

Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được xây dựng để nhằm mục đích cung cấp dịch vụ hỗ trợ, can thiệp dành cho trẻ em bị xâm hại/nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; giải quyết các nhu cầu được an toàn, bảo vệ và chăm sóc trước mắt và lâu dài cho trẻ em.

Mẫu số 05

ỦY BAN NHÂN DÂN
xã/phường/thị trấn (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số..../QĐ-UBND

....(2)...., ngày .... tháng .... năm 20....

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với ...(3)...

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN ... (1)....

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số ….. /2017/NĐ-CP ngày….. /.... /2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;

Xét đề nghị của ông/bà ...(4)....,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với ....(3).... (Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công trong Kế hoạch chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phòng LĐTBXH cấp huyện (để b/c);
- Sở LĐTBXH (để b/c);
- Lưu hồ sơ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên UBND xã/phường/thị trấn

(2) Địa danh.

(3) Tên trẻ em bị xâm hại/có nguy cơ bị bạo lực/bóc lột/bỏ rơi.

(4) Tên người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.

Mẫu số 06

RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CỦA TRẺ EM SAU KHI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP

Họ và tên trẻ em: ................................................................................

Họ và tên cán bộ thực hiện: .................................................................

Ngày, tháng, năm thực hiện: .................................................................

1. Đánh giá nguy cơ tại giai đoạn kết thúc

a) Đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em

Đánh giá mức độ tổn hại của trẻ em

Mức độ (Cao, Trung bình, Thấp)

1. Mức độ tổn hại của trẻ em có còn nghiêm trọng không

Cao (tổn hại của trẻ em vẫn còn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em);

Trung bình (tổn hại của trẻ em còn ít nghiêm trọng);

Thấp (tổn hại của trẻ em không còn nghiêm trọng).

2. Khả năng tiếp cận trẻ em của đối tượng xâm hại

Cao (đối tượng xâm hại vẫn có khả năng tiếp cận trẻ em và thường xuyên);

Trung bình (đối tượng xâm hại có cơ hội tiếp cận trẻ em, nhưng không thường xuyên);

Thấp (đối tượng xâm hại ít hoặc không có khả năng tiếp cận trẻ em).

3. Những trở ngại trong môi trường chăm sóc trẻ em đối với việc bảo đảm an toàn cho trẻ em

Cao (môi trường chăm sóc vẫn có nhiều trở ngại đáng kể để bảo đảm an toàn cho trẻ em);

Trung bình (có một vài trở ngại, nhưng trẻ em vẫn có được sự bảo vệ nhất định);

Thấp (có ít hoặc không có trở ngại nào cho việc bảo vệ trẻ em).

Tổng số

Cao:

Trung bình:

Thấp:

b) Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em

Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em

Mức độ (Cao, Trung bình, Thấp)

1. Khả năng tự bảo vệ của trẻ em trước những hành động của đối tượng xâm hại

Cao (trẻ em có khả năng tự bảo vệ mình);

Trung bình (trẻ em có một số khả năng, nhưng không cao);

Thấp (trẻ em không tự bảo vệ được).

2. Trẻ em có được sự theo dõi và sẵn sàng giúp đỡ của những người khác (không phải là đối tượng xâm hại)

Cao (những người hàng xóm, thầy cô... thường xuyên quan sát được trẻ em);

Trung bình (chỉ quan sát trẻ em ở một số thời điểm nhất định);

Thấp (trẻ em ít được mọi người trông thấy).

3. Khả năng của trẻ em trong việc nhờ người bảo vệ trẻ em

Cao (trẻ em có khả năng liên hệ với người lớn và cho biết người lớn biết về tình trạng không an toàn của mình);

Trung bình (trẻ em có một số khả năng liên hệ với người lớn);

Thấp (trẻ em không có khả năng liên hệ với người lớn).

Tổng số

Cao:

Trung bình:

Thấp:

2. Kết luận về tình trạng của trẻ em: Trên cơ sở so sánh mức độ (Cao, Thấp, Trung bình) giữa Đánh giá mức độ tổn hại với Đánh giá khả năng tự bảo vệ, phục hồi của trẻ em:

- Nếu nguy cơ trẻ em vẫn tiếp tục bị xâm hại/tổn hại, cần có kế hoạch hỗ trợ, can thiệp tiếp theo đối với trẻ em.

- Nếu kết quả can thiệp, trợ giúp đảm bảo trẻ em ổn định và nguy cơ xâm hại không còn, theo dõi trong thời gian 3 tháng và kết thúc.

Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 07

ỦY BAN NHÂN DÂN
xã/phường/thị trấn
..(1)..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số..../QĐ-UBND

....(2)...., ngày .... tháng .... năm 20....

QUYẾT ĐỊNH

Về việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN...(1)....

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số ...... /2017/NĐ-CP ngày…../..... /2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;

Xét đề nghị của ông/bà ...(3)

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm thời cách ly... (4)..., sinh ngày ... tháng ... năm..., hiện trú tại ... (5)... khỏi cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em là ông/bà ...(6)... hiện trú tại ... (5)... trong thời hạn ... (7)... ngày/tháng kể từ ngày... tháng... năm 20...

Điều 2. Người tiếp nhận cháu ...(4)... là ông/bà...(8) ... ở địa chỉ...(5)....

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Ông/bà ...(6)..., ông/bà ...(8)..., ông/bà ...(3)..., các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Phòng LĐTBXH cấp huyện (để b/c);
- Sở LĐTBXH (để b/c);
- Lưu hồ sơ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên UBND xã/phường/thị trấn.

(2) Địa danh.

(3) Tên người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.

(4) Họ và tên trẻ em.

(5) Địa chỉ cụ thể: thôn, xã, huyện, tỉnh.

(6) Họ và tên cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.

(7) Số lượng ngày/tháng tạm thời cách ly trẻ.

(8) Họ và tên của cá nhân hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức tiếp nhận trẻ em.

Mẫu số 08

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ........................

Tên tôi là (Viết chữ in hoa):........................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: .../.../...Giới tính: …...Dân tộc: ….......Quốc tịch ......

CMND/CCCD/hộ chiếu số: …....…..…......Cấp ngày …../..../....Nơi cấp….....….....

Thời hạn visa (đối với người nước ngoài): ….....….....….....….....….....….....….....

Nơi cư trú: ….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....

Trình độ học vấn: ….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....

Nghề nghiệp: ….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....

Tên, địa chỉ cơ quan/Nơi làm việc: ….....….....….....….....….....….....….....….....….....

Địa chỉ liên hệ: ….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....

Số điện thoại liên hệ: ….....….....….....…....., Email (nếu có) ….....….....….....….....….....

Xét thấy bản thân và gia đình đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế. Tôi làm đơn này đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn xem xét cho tôi được đăng ký nhận chăm sóc thay thế cháu ….....….....….... (trai hoặc gái), độ tuổi …....., dân tộc ….....…..... tại gia đình.

Những yêu cầu cụ thể khác về trẻ em cần nhận chăm sóc: ….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....….....

Nếu được nhận chăm sóc thay thế trẻ em, tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng cháu theo đúng quy định.

......., ngày ....... tháng ....... năm 20....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 09

ỦY BAN NHÂN DÂN
Xã/phường/thị trấn...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Danh sách cá nhân, người đại diện gia đình đăng ký nhận chăm sóc thay thế
(Đăng ký từ ngày…...tháng…...năm…... đến ngày…... tháng…... năm…... )

TT

Ngày đăng ký

Họ và tên người đăng ký nhận chăm sóc thay thế

Giới tính

Nơi cư trú

Số điện thoại liên hệ

Địa chỉ Email (nếu có)

Nhu cầu nhận trẻ

Chi chú

Độ tuổi

Giới tính

1

2

...

Người làm công tác bảo vệ trẻ em
(Ký, ghi rõ họ và tên)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Mẫu số 10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ HOÀN CẢNH, TÌNH TRẠNG VÀ NHU CẦU, NGUYỆN VỌNG CỦA TRẺ EM CẦN CHĂM SÓC THAY THẾ

Họ tên trẻ em

Ngày tháng năm sinh:

Giới tính:

Nơi cư trú:

Thôn ..............Xã/phường..... Quận/huyện......tỉnh/thành phố

Đặc điểm nhận dạng/dấu tích cơ thể ........(nếu có)

Xác định trường hợp trẻ em cần chăm sóc thay thế (Theo quy định tại Điều 62 của Luật trẻ em 2016)

Tình trạng gia đình ruột thịt của trẻ em (nếu có)

Họ và tên cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em

Anh, chị, em ruột của trẻ em:

(Họ và tên, tuổi, giới tính)

Anh:

Chị:

Em:

1. Tình trạng trẻ em

Xác định trường hợp trẻ em cần

Tình trạng trẻ em

Nhu cầu cần đáp ứng

Sửc khoẻ thể chất

Sức khoẻ tâm thần

Học tập

Điều kiện chăm sóc hiện tại (ăn, ở, mặc, đi lại, khám, chữa bệnh,...)

Nguy cơ tổn hại của trẻ em

Nguyên nhân hoặc thủ phạm gây tổn hại cho trẻ em

2. Thông tin khác về trẻ em: .............

3. Đánh giá, kiến nghị:

3.1 Đánh giá:

- Đánh giá về sức khỏe thể chất (Tốt, Bình thường, Yếu): .................................................................

- Đánh giá về sức khỏe tâm thần (Tốt, Bình thường, Yếu): ................................................................

- Đánh giá về học tập (Đạt, Không đạt): ............................................................................................

3.2 Tình trạng của trẻ em cần được bảo vệ:

- Khẩn cấp cách ly khỏi cha, mẹ, người chăm sóc.

- Cần được chăm sóc thay thế trong thời gian .............tuần/tháng.

3.3. Những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em:

3.4 Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về chăm sóc thay thế (dành cho trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên):

4. Hình thức chăm sóc thay thế phù hợp:


Nơi nhận:
- UBND xã (để b/c);
- Phòng LĐTBXH huyện (để b/c);
- Lưu hồ sơ.

Người làm báo cáo
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

BÁO CÁO

XÁC MINH CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ

Phần 1. THÔNG TIN CỦA CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH NHẬN CHĂM SÓC THAY THẾ

1. Thông tin về cá nhân nhận chăm sóc thay thế:

1.1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): .........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: .../.../ ...Giới tính: .........Dân tộc: ........Quốc tịch .............................

CMND/CCCD/Hộ chiếu số ........................Cấp ngày ....../......./....... Nơi cấp: ....................

Thời hạn visa (đối với người nước ngoài) ..........................................................................

Nơi cư trú: ...........................................................................................................................

Trình độ học vấn: .................................................................................................................

Nghề nghiệp: .......................................................................................................................

Tên, địa chỉ cơ quan/Nơi làm việc: ......................................................................................

Số điện thoại liên hệ: ........................, Email (nếu có) .........................................................

Mức thu nhập hàng tháng: ...................................................................................................

1.2. Tình trạng sức khoẻ (ghi cụ thể) ...................................................................................

Có khuyết tật không? □ Không □ Có (Dạng tật ....................................)

(Mức độ khuyết tật ....................................)

Có mắc bệnh mãn tính không? □ Không □ Có (Ghi bệnh ....................................)

1.3. Tình trạng hôn nhân:

□ Chưa kết hôn □ Kết hôn □ Ly hôn □ Ly thân □ Goá vợ/chồng

1.4. Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

1.5. Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc thay thế trẻ em (Ghi cụ thể): ......................................

2. Thông tin về vợ hoặc chồng của cá nhân nhận chăm sóc thay thế:

2.1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ..........................................................................................

Ngày/tháng/năm sinh: .../..../....Giới tính: ........Dân tộc: .............Quốc tịch ..........................

CMND/CCCD/Hộ chiếu số ........................Cấp ngày ....../......./....... Nơi cấp: .....................

Thời hạn visa (đối với người nước ngoài) ...........................................................................

Nơi cư trú: ............................................................................................................................

Trình độ học vấn: .................................................................................................................

Nghề nghiệp: .......................................................................................................................

Tên, địa chỉ cơ quan/Nơi làm việc: ......................................................................................

Số điện thoại liên hệ: ........................, Email (nếu có) .........................................................

2.2. Tình trạng sức khoẻ (ghi cụ thể) ...................................................................................

Có khuyết tật không? □ Không □ Có (Dạng tật ....................................)

(Mức độ khuyết tật ....................................)

Có mắc bệnh mãn tính không? □ Không □ Có (Ghi bệnh ....................................)

2.3. Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

2.4. Kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc thay thế trẻ em (Ghi cụ thể): .....................................

3. Thông tin về gia đình:

3.1. Số thành viên sống trong gia đình hiện nay: □ người, cụ thể như sau:

a) Họ và tên: ...................................., năm sinh: ......................, giới tính: .............................

- Dân tộc: ..........., quốc tịch: ..........., tình trạng sức khoẻ: ...........,nghề nghiệp: ..................

- Quan hệ với cá nhân nhận chăm sóc thay thế: ...................................................................

- Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian)

...................................................................................................................................

b) Họ và tên: ........................................, năm sinh: ............................., giới tính: ................

- Dân tộc:...., quốc tịch: ................, tình trạng sức khoẻ: ..............., nghề nghiệp: ..............

- Quan hệ với cá nhân nhận chăm sóc thay thế: .................................................................

- Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian)

...................................................................................................................................

c) Họ và tên: ....................................., năm sinh:..........................., giới tính:.......................

- Dân tộc:..., quốc tịch: .................., tình trạng sức khoẻ: ....................., nghề nghiệp: .......

- Quan hệ với cá nhân nhận chăm sóc thay thế: ................................................................

- Có bị kết án tù, xử phạt vi phạm hành chính (Nếu có ghi cụ thể hình thức, thời gian)................................................................................................

3.2. Gia đình có thuộc hộ nghèo không? □ Có □ Không

3.3. Nhà ở (Ghi cụ thể loại nhà ở kiên cố, bán kiên cố, nhà tạm; thuộc sở hữu của hộ, nhà thuê, ở nhờ): ............................................................

3.4. Thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình (trong 12 tháng qua): ......................../đồng/tháng

Từ nguồn:

□ Làm công nhật □ Lương tháng/tuần □ Buôn bán, kinh doanh □ Chế độ chính sách XH □ Làm nông nghiệp

4. Yêu cầu của cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế:

4.1. Lý do chọn chăm sóc thay thế trẻ em: ..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

4.2. Yêu cầu về trẻ em nhận chăm sóc thay thế:

a. Độ tuổi của trẻ em: ............, b. Giới tính của trẻ em: ..................., c. Dân tộc: ...............

4.3. Ý kiến của các thành viên trong gia đình khi nhận chăm sóc thay thế trẻ em (nếu có): .......................................................................................................

4.4. Thời gian nhận chăm sóc thay thế trẻ em: ..............tháng.

5. Điều kiện về lý lịch tư pháp (dựa vào phần lý lịch tư pháp để đánh giá):

Phần 2. KẾT LUẬN:

1. Đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế: .................................................................

2. Không đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế: ............................................................

+ Lý do: ..............................................................................................................................................

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn.......
Xác nhận ông (bà) .......................................
đủ điều kiện nhận chăm sóc thay thế trẻ em theo quy định./.

Ngày ..... tháng ...... năm 20 ....
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Người làm công tác bảo vệ trẻ em
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 12

ỦY BAN NHÂN DÂN
xã/phường/thị trấn ..(1)..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số..../QĐ-UBND

....(2)...., ngày .... tháng .... năm 20....

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giao, nhận việc chăm sóc thay thế trẻ em ... (3)...

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN...(1)...

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số /2017/NĐ-CP ngày tháng năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;

Xét đề nghị của ông/bà ...(4)... ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao trẻ em ...(3)..., Giới tính: ............., Ngày, tháng, năm sinh: ....................

Nơi sinh: ................................, Dân tộc: ......................, Quốc tịch: .................................

Nơi cư trú: .......................................(5)................................................................................

Cho:

Ông/bà: ....(6)/(7)........... CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ...........cấp ngày ...../..../.....

Nơi cư trú: .............................................(5).......................................................................

Tiếp nhận và chăm sóc nuôi dưỡng.

Thời gian chăm sóc thay thế trẻ em từ ngày ..................tháng.................năm................đến ngày tháng............... năm..........

Điều 2. Gia đình ông/bà ........(6)......./ cơ sở nhận chăm sóc thay thế ........(8)......... có trách nhiệm chăm sóc, đảm bảo sự an toàn cho trẻ em nhận chăm sóc thay thế theo quy định của Luật trẻ em và pháp luật có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Ông/bà ..............(6)/(7) ....................., ông/bà ......... (4)........., các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Phòng LĐTBXH huyện (để b/c);
- Sở LĐTBXH (để b/c);
- Lưu hồ sơ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên xã/phường/thị trấn

(2) Địa danh

(3) Họ và tên trẻ em được nhận chăm sóc thay thế

(4) Họ và tên người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã

(5) Địa chỉ cụ thể: số nhà, đường/phố thôn, xã, huyện, tỉnh

(6) Họ và tên cá nhân, người đại diện cho gia đình nhận chăm sóc thay thế

(7) Họ và tên người đại diện Cơ sở nhận chăm sóc thay thế

(8) Tên Cơ sở nhận chăm sóc thay thế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

BIÊN BẢN GIAO NHẬN VIỆC CHĂM SÓC THAY THẾ
(Kèm theo Quyết định về việc giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em)

Thực hiện Quyết định số ................../QĐ-UBND ngày..........tháng...............năm......... của Ủy ban nhân dân xã/phường .................................................................................

Hôm nay, vào hồi ................giờ ...................phút, ngày ..............tháng ...........năm ........................ tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ...................................

Chúng tôi gồm:

A. Bên giao trẻ em - Đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường ........................................

1. Ông/Bà: ..........................................................................................................................

Chức vụ: ............................................................................................................................

2. Ông/bà (người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã): .....................................................

B. Bên nhận chăm sóc thay thế trẻ em:

Ông/bà: ......................................................................................................................

Sinh ngày .......tháng.......năm.................., nơi sinh: .....................................................

Dân tộc : ................................., Quốc tịch:..................................................................

Nơi cư trú:...................................................................................................................

Nghề nghiệp:...............................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số.................................................

Nơi cấp: ..........................................,ngày tháng năm cấp:...........................................

Địa chỉ liên hệ:..............................................................................................................

Điện thoại:...................................................................................................................

Email (nếu có):.............................................................................................................

Đã hoàn thành việc giao nhận trẻ em dưới đây để chăm sóc thay thế:

Họ và tên (trẻ em được nhận chăm sóc thay thế): .........................................................

Giới tính: .....................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................

Nơi sinh: .....................................................................................................................

Dân tộc:.................................... Quốc tịch: .................................................................

Nơi cư trú: ..................................................................................................................

Thể trạng, sức khỏe hiện tại và đặc điểm nhận dạng:.....................................................

Chiều cao hiện tại: ................................... Cân nặng hiện tại: .......................................

Biên bản này được làm thành 03 bản, 01 bản trao cho bên nhận, 02 bản lưu tại Ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú của trẻ em.

Đại diện bên giao
(Ký, ghi rõ họ và tên, chức vụ và đóng dấu)

Bên nhận
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 13

ỦY BAN NHÂN DÂN/CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

Số......../BC

............., ngày ... ... ... tháng... ..... năm ........

BÁO CÁO

Theo dõi, đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế

1. Thông tin về trẻ em

- Họ và tên: .................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh:...............................................................................................

- Giới tính:....................................................................................................................

- Địa chỉ được nhận chăm sóc thay thế:.........................................................................

- Nguyên nhân được chăm sóc thay thế:.......................................................................

- Tình trạng gia đình trước đây của trẻ em:.....................................................................

2. Tình trạng trẻ em

- Sức khỏe thể chất: ....................................................................................................

- Sức khoẻ tâm thần:....................................................................................................

- Học tập:....................................................................................................................

- Quan hệ giao tiếp với các thành viên trong gia đình nhận chăm sóc thay thế hoặc người chăm sóc, bạn bè trong cơ sở trợ giúp xã hội: .................................................................................................................

- Điều kiện chăm sóc (gồm: ăn, ở, mặc, đi lại, khám/chữa bệnh):....................................

- Thông tin khác về trẻ em:............................................................................................

3. Đánh giá

- Tình trạng được chăm sóc của trẻ em: Tốt □ Trung bình □ Kém □

- Tình trạng trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, tổn hại: Cao □ Trung bình □ Thấp □ Không có □

- Những dịch vụ cần cung cấp cho trẻ em:

- Hình thức chăm sóc thay thế hiện nay: Phù hợp □ Không phù hợp □

- Kiến nghị (nếu có):

Xác nhận của Ủy ban nhân dân/
Cơ sở trợ giúp xã hội

(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Người báo cáo
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 14

Tên cơ sở trợ giúp xã hội .................

Danh sách trẻ em cần được chuyển hình thức chăm sóc thay thế

TT

Họ và tên trẻ em

Ngày, tháng, năm sinh

Nơi sinh

Giới tính

Dân tộc

Họ và tên cha, mẹ đẻ

Tình trạng sức khỏe của trẻ em

Hình thức chăm sóc thay thế dự kiến

Dự kiến thời gian nhận chăm sóc thay thế

Ghi chú

CSTT bởi người thân thích

CSTT bởi người không thân thích

CSTT bởi hình thức nhận con nuôi

Người lập danh sách
(Ký, ghi rõ họ và tên)

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Mẫu số 15

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤM DỨT VIỆC CHĂM SÓC THAY THẾ

Kính gửi: ...........................................................................

Tên tôi là: ..............................................................................

Hiện đang cư trú tại ..............................................................................

Xét thấy cá nhân và gia đình không còn đủ điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em........................ sinh ngày ........ tháng ........ năm .................. được nhận chăm sóc thay thế theo Quyết định số ngày.... tháng.... năm

Tôi làm đơn này đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn xem xét, cho phép gia đình và tôi được chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em từ ngày .... tháng ... năm

Lý do:

1. ..............................................................................

2. ..............................................................................

3. ..............................................................................

Tôi cam đoan chấp hành các quy định của pháp luật về việc chăm sóc thay thế và chấm dứt chăm sóc thay thế đối với trẻ em.

Ngày......... tháng ........ năm 20....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Mẫu số 16

ỦY BAN NHÂN DÂN
xã/phường/thị trấn ..(1)..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số..../QĐ-UBND

....(2)...., ngày .... tháng .... năm 20....

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chấm dứt và chuyển hình thức chăm sóc thay thế trẻ em ...(3)...

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN....(1).....

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số ............./2017/NĐ-CP ngày..........tháng..... năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;

Xét đề nghị của ông/bà ........(4)......,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chấm dứt việc chăm sóc thay thế của cá nhân, gia đình:

Ông/bà ... (5)... CMND/CCCD/Hộ chiếu số:...Cấp ngày.../.../..., nơi cấp: ...............

Đối với ..............(3).........., Ngày, tháng, năm sinh: ........... Giới tính: .......................

Nơi sinh: ..................., Dân tộc: ..................., Quốc tịch: ..................................

Nơi cư trú .................(6)............................................................................................... kể từ ngày ...............tháng ...............năm ............

Điều 2. Giao trẻ em ...................(3)................... tại Điều 1,

Cho cá nhân, đại diện gia đình/cơ sở nhận chăm sóc thay thế là:

Ông/bà........... (5)/(7)........ đại diện cơ sở nhận chăm sóc thay thế .... (8).............

CMND /CCCD/Hộ chiếu số: ............Cấp ngày.../.../... , nơi cấp: ...................

Thời gian chăm sóc thay thế trẻ em ...........(3)........... được thực hiện từ ngày .......... tháng .............. năm ...............đến ngày ...........tháng ..........năm .......

Điều 3. Ông/bà ....... (5)......./ cơ sở nhận chăm sóc thay thế ...(8)....., có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo đảm sự phát triển của trẻ em theo quy định của Luật trẻ em và pháp luật có liên quan.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Ông/bà .............(5)/(7)..........đại diện cho cơ sở nhận chăm sóc thay thế ...(8)...... , ông/bà ........(4)......... , các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Phòng LĐTBXH huyện (để b/c);
- Sở LĐTBXH (để b/c);
- Lưu hồ sơ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên xã/phường/thị trấn; (2) Địa danh; (3) Họ và tên trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.

(4) Họ và tên người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã.

(5) Họ và tên cá nhân, người đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế.

(6) Địa chỉ cụ thể: số nhà, đường/phố, thôn, xã, huyện, tỉnh.

(7) Họ và tên người đại diện cơ sở nhận chăm sóc thay thế.

(8) Tên cơ sở nhận chăm sóc thay thế.

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 56/2017/ND-CP

Hanoi, May 9, 2017

 

DECREE

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON CHILDREN

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the April 5, 2016 Law on Children;

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of Local Administration;

At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates the Decree detailing a number of articles of the Law on Children.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Decree details a number of articles of the Law on Children regarding groups of disadvantaged children and assistance policies; assistance and intervention for abused children, children at risk of violence, exploitation or abandonment and disadvantaged children; responsibility to protect children in the Internet environment; alternative care for children; and responsibilities of agencies, organizations, educational institutions, families and individuals to enable children to participate in children’s matters.

Article 2. Subjects of application

Agencies, organizations, educational institutions, families and individuals defined in Article 3 of the Law on Children.

Chapter II

GROUPS OF DISADVANTAGED CHILDREN AND ASSISTANCE POLICIES

Section 1. GROUPS OF DISADVANTAGED CHILDREN

Article 3. Orphans

1. Orphans who have no caregiver.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Orphans who live with their relatives.

4. Orphans who receive alternative care from individuals or families other than their relatives, unless they are adopted.

Article 4. Abandoned children

1. Abandoned children who have no alternative care.

2. Abandoned children who have alternative care.

Article 5. Children who have no one to rely on

1. Children who have one parent die and the other declared as missing as prescribed by law.

2. Children who have one parent die and the other taken care of by a social relief establishment or no longer capable of caring for and nurturing his/her children.

3. Children who have one parent die and the other currently serving an imprisonment sentence or confined to a compulsory educational institution or compulsory rehabilitation establishment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Children who have one parent declared as missing as prescribed by law and the other taken care of at a social relief establishment.

6. Children who have one parent declared as missing as prescribed by law and the other serving an imprisonment sentence or confined to a compulsory educational institution or compulsory rehabilitation establishment.

7. Children who have both parents no longer capable of taking care of them.

8. Children who have both parents taken care of by a social relief establishment.

9. Children who have both parents serving an imprisonment sentence or confined to a compulsory educational institution or compulsory rehabilitation establishment.

10. Children who have one parent taken care of by a social relief establishment and the other serving an imprisonment sentence or confined to a compulsory educational institution or compulsory rehabilitation establishment.

11. Children who have both parents in child age.

12. Children who have both parents restricted from exercising the parents’ rights or who are temporarily separated from their parents as prescribed by law.

Article 6. Children with disabilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Children with serious disabilities.

3. Children with mild disabilities.

Article 7. HIV/AIDS-infected children

HIV/AIDS-infected children as prescribed by law.

Article 8. Juvenile delinquents

1. Juvenile delinquents who are serving the administrative measure of education at a commune, ward or township or of confinement to a reformatory; or who are placed under family-based management in replacement of an administrative sanction.

2. Juvenile delinquents whose stable places of residence are not yet identifiable and who are serving the administrative measure of education at a commune, ward or township or of confinement to a child protection service provider or social relief establishment.

3. Juvenile delinquents who are serving the judicial measure of education at a commune, ward or township or of confinement to a reformatory; or who are serving non-custody reform, a term imprisonment, or a suspended term imprisonment.

4. Children who have completely served a term imprisonment or completely served the measure of confinement to a reformatory.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Narcotic-addicted children in rehabilitation establishments.

2. Narcotic-addicted children who receive family- or community-based addiction rehabilitation or treatment.

Article 10. Children who have dropped out of school for livelihood and have not yet finished lower secondary education

1. Children who have dropped out of school for livelihood and have not yet finished lower secondary education and have no caregiver.

2. Children who have dropped out of school for livelihood and have not yet finished lower secondary education and are living together with their parent(s) or caregiver.

Article 11. Children suffering serious physical and mental harms due to violence

Children who, due to violence, suffer mental or behavioral disorders or have limited ability to communicate and learn or to meet their daily-life personal needs according to the assessment of the level of harm caused to these children made by an assessment body or a health establishment or a professional at the request of a competent agency, organization or person.

Article 12. Exploited children

1. Children who are forced to work in contravention of the labor law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Children who are enticed, incited, provoked, taken advantage of, dragged, seduced or forced to participate in tourist activities and are sexually abused; or who are given, received or supplied for prostitution activities.

4. Children who are enticed, incited, provoked, taken advantage of, dragged, seduced or forced to participate in transporting, trading, manufacturing or storing habit-forming substances and other prohibited commodities as prescribed by law.

5. Children who are enticed, incited, provoked, taken advantage of, dragged, seduced or forced to participate in other self-seeking activities.

Article 13. Sexually abused children

1. Raped children.

2. Child victims of coercive sexual intercourse.

3. Child victims of sexual intercourse.

4. Child victims of sexual contact.

5. Children employed for prostitution or pornographic purposes in any form.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Trafficked children who are repatriated to live with their parents.

2. Trafficked children who are repatriated and receive alternative care.

Article 15. Children of poor households or households living just above the poverty line who suffer a dangerous disease or a disease requiring long-term treatment

1. Children of poor households who suffer a dangerous disease or a disease requiring long-term treatment as prescribed by competent agencies.

2. Children of households living just above the poverty line who suffer a dangerous disease or a disease requiring long-term treatment as prescribed by competent agencies.

Article 16. Migrant, displaced and refugee children whose parents have not yet been identified or who are unaccompanied

1. Vietnamese children who migrate or are displaced in the country whose parents have not yet been identified or who are unaccompanied.

2. Foreign children who migrate, are displaced or seek refuge and are unaccompanied.

3. Children whose citizenship has or parents have not yet been identified or who are unaccompanied and migrate, are displaced or seek refuge in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Requirements on formulation and implementation of assistance policies for disadvantaged children

1. Guaranteeing the exercise of the rights and performance of the duties of children defined in Article 5, and meeting the child protection requirements specified in Article 47, of the Law on Children.

2. The age group of disadvantaged children eligible for, and levels, time limit and methods of implementation of, assistance policies must comply with the laws on relevant issues and are suitable to socio-economic development conditions.

Article 18. Health care policies

1. The State shall pay, or support the payment of, health insurance premiums for disadvantaged children in accordance with the law on health insurance.

2. The State shall pay, or support the payment of, medical examination and treatment or medical assessment expenses for disadvantaged children in accordance with the law on medical examination and treatment.

3. Disadvantaged children are entitled to other healthcare policies as prescribed by law.

Article 19. Social relief policies

1. The State shall provide monthly allowances for individuals and families that give alternative care; and support the payment of expenses for funerals and provide other allowances and supports for disadvantaged children in accordance with the law on social relief policies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Education, training and vocational education support policies

Disadvantaged children are entitled to school fee exemption or reduction and support of learning expenses in accordance with the laws on education, training and vocational education.

Article 21. Policies on legal aid, counseling, psychological therapy and other child protection services

1. Disadvantaged children are entitled to legal aid in accordance with the law on legal aid.

2. Disadvantaged children are entitled to counseling, psychological therapy and other child protection services prescribed in Articles 48, 49 and 50 of the Law on Children.

Chapter III

ASSISTANCE AND INTERVENTION FOR ABUSED CHILDREN OR CHILDREN AT RISK OF VIOLENCE, EXPLOITATION OR ABANDONMENT AND DISADVANTAGED CHILDREN

Section 1. THE NATIONAL TELEPHONE EXCHANGE FOR CHILD PROTECTION

Article 22. Tasks of the National Telephone Exchange for Child Protection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To receive via telephone information, reports and denunciations.

3. To contact related or competent persons, agencies and organizations; to seek information on risks and acts of child abuse in the mass media and Internet environment for initially verifying information, reports and denunciations.

4. To send and provide information, reports and denunciations relating to or refer children at risk of abuse, abused children, disadvantaged children, parents and child caregivers to agencies, organizations and persons with child protection competence and function.

5. To coordinate with agencies, organizations, individuals, child protection service providers, and persons with child protection competence and function nationwide in receiving, exchanging and verifying information, reports and denunciations on abused children or children at risk of violence, exploitation or abandonment.

6. To assist commune-level child protection officers in making and implementing assistance and intervention plans for each abused child or child at risk of violence, exploitation or abandonment; to monitor and assess the making and implementation of these plans.

7. To provide psychological and legal counseling for children and parents, family members and caregivers of children.

8. To store, analyze and synthesize information for provision of information, reports and denunciations at the request of competent agencies, organizations and persons, for cases of child abuse, and of child protection service providers; to send regular or extraordinary reports to state management agencies in charge of children and other agencies with child protection competence and responsibility.

Article 23. Conditions for ensuring operation of the National Telephone Exchange for Child Protection

1. The National Telephone Exchange for Child Protection shall operate round the clock and be provided by the State with resources for its operation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The National Telephone Exchange for Child Protection may receive financial and technical assistance from agencies, organizations and individuals; and advertise its telephone numbers and services in accordance with law.

Section 2. RECEIPT AND PROCESSING OF INFORMATION, REPORTS AND DENUNCIATIONS ON ACTS OF CHILD ABUSE

Article 24. Information confidentiality principles

1. All information, reports and denunciations in the course of receipt and verification shall be kept confidential in the interest and for the safety of information providers and in the best interests of related children.

2. Information serving child protection provided and exchanged between information recipients and agencies, organizations and persons with child protection competence and function shall be kept confidential.

3. Information and regular and extraordinary reports of agencies and organizations with child protection competence and function shall be classified in terms of confidentiality level and scope of provision.

Article 25. Receipt of information and coordination in information processing

1. When detecting or receiving information on acts of child abuse or children at risk of abuse, agencies, organizations, educational institutions, families and individuals shall promptly report it to the National Telephone Exchange for Child Protection or labor, war invalids and social affairs agencies or public security agencies of any level or commune- level People’s Committees of the localities where the cases occur (below referred to as information recipients). Information recipients shall fully record information on acts of child abuse, abused children or children at risk of abuse according to Form No. 01 in the Appendix to this Decree.

2. Agencies, organizations and persons with child protection, care and education tasks shall, upon request, provide information for and coordinate with labor, war invalids and social affairs agencies and public security agencies of any level, commune-level People’s Committees of the localities where the cases occur or of the places where the children reside in verifying acts of child abuse, the state of unsafety and the level of risk of harm to children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. Initial assessment of levels of harm to abused children, children at risk of violence, exploitation or abandonment and disadvantaged children

1. The National Telephone Exchange for Child Protection or labor, war invalids and social affairs agencies of all levels or public security agencies of all levels shall coordinate with one another in processing information, reports and denunciations on abused children and children at risk of violence, exploitation or abandonment, and immediately forward such information to commune-level People’s Committees of the localities where the cases occur for initially assessing the risk or level of harm to children.

2. Chairpersons of commune-level People’s Committees of the localities where the cases occur shall direct local child protection officers in initially assessing the risk or level of harm to children and preparing a report according to Form No. 02 in the Appendix to this Decree, serving as a basis for decision whether to apply urgent intervention measures.

3. In case it is confirmed that a child is at risk of or currently suffering a serious harm to his/her life, health or dignity, within 12 hours after receiving information on the case, the chairperson of the commune-level People’s Committee or competent agencies, organizations or persons shall apply urgent intervention measures or temporarily separate the child from the environment or person that is causing harm to the child as prescribed in Articles 31 and 32 of this Decree.

Section 3. ASSISTANCE AND INTERVENTION PLANS FOR ABUSED CHILDREN,

CHILDREN AT RISK OF VIOLENCE, EXPLOITATION OR ABANDONMENT AND DISADVANTAGED CHILDREN

Article 27. Identification of demand for assistance and intervention for abused children, children at risk of violence, exploitation or abandonment and disadvantaged children

1. After making an initial assessment of the risk and level of harm to a child, the commune-level child protection officer shall himself/herself or request the National Telephone Exchange for Child Protection and child protection service providers to help collect information and make detailed assessment of the risk, and prepare a report according to Form No. 03 in the Appendix to this Decree, stating:

a/ The physical, psychological and emotional state of the abused child, the child at risk of violence, exploitation or abandonment or disadvantaged child;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Factors making the child abusable or further be abused or factors putting the child in an disadvantaged circumstance;

d/ Learning conditions and ability and self-protection ability of the child;

dd/ Safety level and assistance ability of the community where the child lives;

e/ The child’s needs for health care and treatment of physical and mental harms; demand for social relief, education, training and vocational education support, legal aid, counseling, psychological therapy and other child protection services;

g/ Opinions and aspiration of the child;

h/ Opinions and aspirations of the child’s parents or caregiver, unless they themselves cause harm to the child.

2. In case the child needs assistance or intervention, the chairperson of the commune- level People’s Committee shall hold a meeting with persons and organizations with child protection responsibility, a representative of residents in the place where the child lives or where the case occurs, and the child’s parents or relatives to determine measures to protect the child under Articles 47 thru 50 of the Law on Children.

Article 28. Making and approval of assistance and intervention plans

1. Based on the level of harm and demand for assistance and intervention for a child, within 5 working days, except in cases of emergency, the commune-level child protection officer shall make an assistance and intervention plan according to Form No. 04 in the Appendix to this Decree, and submit it to the commune-level People’s Committee chairperson for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A report on the receipt of information about the child and initial assessment of the state of the abused child or the child at risk of violence, exploitation or abandonment or the disadvantaged child;

b/ A report on the collection of information and assessment specific risks of harm to the child, the minutes of the meeting to identify the demand for assistance and intervention for the child which is held under Clause 2, Article 27 of this Decree, and other relevant documents (if any);

c/ An assistance and intervention plan and a draft decision on approval of the plan, made according to Form No. 05 in the Appendix to this Decree.

3. A plan on assistance and intervention for an abused child or a child at risk of violence, exploitation or abandonment or a disadvantaged child must have the following contents:

a/ Services to be provided and work to be performed, and their expected starting and finishing dates;

b/ Assigned responsibilities of agencies, organizations and individuals in the commune to implement assistance and intervention measures;

c/ Child protection service provider to be mobilized to provide specific services;

d/ Estimated funding for each service and work.

4. The commune-level People’s Committee chairperson shall consider and issue a decision approving the plan within 2 working days, except in cases of emergency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 29. Implementation of assistance and intervention plans

1. The commune-level child protection officer shall personally carry out certain assistance and intervention activities and take charge of implementing an assistance and intervention plan as follows:

a/ Monitoring and urging the implementation of assistance and intervention services and activities; proposing the commune-level People’s Committee chairperson to timely adjust the plan to suit personal changes of the child and the safety level of the environment where he/she lives;

b/ Connecting services and activities in the commune and asking for support of all-level agencies with child protection responsibility and child protection service providers outside the commune;

c/ Mobilizing agencies, organizations, individuals and the community to provide assistance.

2. Health establishments, educational institutions, legal aid service providers, public security agencies, child protection service providers of all levels and agencies, organizations and persons with child protection responsibility shall participate in and support the implementation of the assistance and intervention plan.

3. Parents or caregiver of the child shall implement the assistance and intervention plan according to the decision of the commune-level People’s Committee chairperson.

4. The National Telephone Exchange for Child Protection shall introduce and connect necessary assistance and intervention services in case such services are not available in the province or at the request of the commune-level child protection officer.

Article 30. Review and evaluation of implementation of assistance and intervention plans

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Assessing the state of the child and safety level of the environment where the child lives after assistance and intervention measures are implemented;

b/ Proposing the commune-level People’s Committee chairperson to complete the assistance and intervention plan if the child is no longer at risk of abuse and his/her physical, psychological, cognitive and emotional conditions have become stable;

c/ Proposing the commune-level People’s Committee chairperson to permit the repetition of the process of making and approving another assistance and intervention plan if the child is still at risk of abuse or his/her physical, psychological, cognitive and emotional conditions have not been stabilized.

2. Review and assessment of the state of the child after implementation of the assistance and intervention plan shall be conducted and reported according to Form No. 06 in the Appendix to this Decree.

3. Dossiers of assistance and intervention plans shall be archived at commune-level People’s Committees and the data contained therein shall be input into the national children database.

Article 31. Intervention for children in need of emergency protection

1. Children in need of emergency protection are those who are under threat of or suffering serious harm to their life, health or dignity or those who are harmed by their own parents or caregivers.

2. Intervention for a child in need of emergency protection shall be provided as soon as possible and within 12 hours after being informed of the case.

3. Responsibilities of the commune-level child protection officer:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To further assess the level of harm to the child and safety level of his/her living environment; to make an assistance and intervention plan and submit it to the provincial- level People’s Committee chairperson for approval, and implement the plan;

c/ When necessary, to coordinate with the National Telephone Exchange for Child Protection in order to receive guidance and support for urgent intervention, and formulate and implement assistance and intervention plans.

4. Responsibilities of the public security agency

a/ To receive information and stop the acts threatening to cause or causing serious harms to the life, health or dignity of the child;

b/ To coordinate with the commune-level child protection officer of the locality where the case occurs in providing emergency protection for the child, ensuring safety for the life, health and dignity and in the best interests of the child;

c/ When necessary, to coordinate with the National Telephone Exchange for Child Protection in order to support urgent intervention.

5. Responsibilities of the health establishment

a/ To provide medical examination and treatment for the abused child or child for whom an assistance and intervention plan is implemented as prescribed in Clause 1, Article 52 of the Law on Children;

b/ To instruct the collection and storage of proof of the harms to the abused child to serve medical assessment under the Ministry of Health’s guidance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 32. Temporary separation of children from their parents or caregivers and application of alternative care

1. Temporary separation of a child from his/her parents or caregiver and application of alternative care as prescribed at Points b and c, Clause 2, Article 50 of the Law on Children shall apply to an abused child or a child at risk of violence, exploitation or abandonment by his/her parents or caregiver; an abused child whose parents or caregiver refuse(s) to implement an assistance and intervention plan or who is at risk of being further abused by his/her parents or caregiver.

2. The chairperson of the commune-level People’s Committee of the locality where the child lives or of the place where the case referred to in Clause 1 of this Article occurs has the competence to issue a decision to temporarily separate the child from his/her parents or caregivers, made according to Form No. 07 in the Appendix to this Decree, and arrange safe accommodation under Point b, Clause 2, Article 50 of the Law on Children and alternative care under Clause 3, Article 52 of the Law on Children within 12 hours after being informed of the case.

3. The period of temporary separation of a child shall be determined based on the assessment of the demand and safety of the environment for the child and may be extended but must not exceed 15 days, unless a longer period is required by a competent agency. When the assessment report, made according to Form No. 03 in the Appendix to this Decree, concludes that the parents or caregivers of a child have fully satisfied the conditions on safety for their child, the commune-level People’s Committee chairperson shall terminate the decision on temporary separation.

4. A child who is urgently separated from his/her parents or caregiver should be immediately provided with alternative care even before the alternative care provision procedures are carried out.

Chapter IV

RESPONSIBILITY TO PROTECT CHILDREN IN THE INTERNET ENVIRONMENT

Article 33. Private information of children

Private information of a child is information on name, age and characteristics for personal identification; information on health status and privacy written in health records; personal images; information on family members and caregiver of the child; personal property; telephone number and mail address; address of and information on residence place and native place; address of and information on school, class, learning result and friends of the child; and information on services provided for the child.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. State management agencies in charge of information and communications; education and training; vocational education; and children; organizations operating for the benefits of children; and organizations operating in the Internet environment shall disseminate public information for raising public awareness, building capacity, and improving skills of parents and caregivers of children, teachers, children and related agencies and organizations with regard to the benefits and negative impacts of the Internet environment on children; and prevention and stoppage of acts of child abuse in the Internet environment in accordance with the laws on information technology and information security and other relevant fields.

2. Parents, teachers and caregivers of children shall provide safety knowledge and skills for children when participating in the Internet environment; children have the duty to learn knowledge and skills to protect themselves when participating in the Internet environment.

3. Providers of services in the Internet environment shall provide instructions on the use of services and information technology devices and on access to information in order to protect children in the Internet environment.

Article 35. Assurance of safety for children in the exchange and provision of information in the Internet environment

1. Agencies, organizations and individuals operating in the Internet environment shall coordinate with competent state agencies and other organizations and individuals in ensuring information security for children in the Internet environment; and prevent information that is harmful to children in accordance with the law on cyberinformation security.

2. Enterprises providing services in the Internet environment shall adopt measures to protect child users.

3. Enterprises providing services in the Internet environment shall give warnings or remove information and services that are harmful to children, and fake information and services that infringe upon the lawful rights and interests of children.

4. Providers of video games in the Internet environment must have tools for controlling playing time and for protecting children from being abused or addicted to video games.

5. Organizations, enterprises and individuals operating or providing services in the Internet environment shall develop or use and widely disseminate software and tools for protecting children in the Internet environment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. When publishing private information of a child on a network, a provider of services in the Internet environment or a person shall obtain the consent of the child’s parent(s) or caregiver and the child himself/herself if he/she is full 7 years or older; and shall ensure information safety for the child.

2. Providers of services in the Internet environment shall employ measures and tools to ensure safety for private information of children and deliver warning messages when children provide or change their private information.

3. Parents, caregivers and children aged full 7 years or older, and agencies, organizations and persons with child protection responsibility as prescribed by law have the right to request providers of services and persons operating in the Internet environment to remove private information of children to ensure safety and best interests of children.

Article 37. Assistance and intervention measures for children abused in the Internet environment

1. State management agencies in charge of information and communications, and of children’s affairs; and organizations and enterprises operating and providing services in the Internet environment shall organize the receipt of information sent by agencies, organizations, individuals and children, and the assessment and classification of levels of safety of information and services for children; announce lists of information networks and online services and products according to their levels of safety for children; and ensure the detection and removal of images, documents and information unsuitable for children.

2. Public security agencies shall implement measures for assistance, intervention and protection of children in the Internet environment.

Chapter V

ALTERNATIVE CARE FOR CHILDREN

Section 1. REGISTRATION ORDER AND PROCEDURES, LISTING, AND COORDINATION IN SELECTION, OF PERSONS AND FAMILIES TO PROVIDE ALTERNATIVE CARE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Commune-level child protection officers shall compile dossiers of children in need of alternative care and seek persons or families to provide alternative care in accordance with Article 62 of the Law on Children.

2. Heads of social relief establishments shall compile dossiers of children nurtured at their establishments who are eligible for alternative care or adoption; and request competent agencies to seek alternative caregivers for them or settle their adoption.

3. A dossier of a child in need of an alternative caregiver must comprise:

a/ The birth certification, or birth certificate, or identity card, or citizen card or passport (if any);

b/ A health certificate issued by a health agency in accordance with law;

c/ Two 8 cm x 10 cm photos of the child in full figure, looking straight, taken within 6 months before the time of dossier compilation;

d/ The assessment report by the commune-level child protection officer on the circumstances, status, needs and aspirations of the child, made according to Form No. 10 in the Appendix to this Decree;

dd/ A written certification by the commune-level People’s Committee or public security agency of the locality where the child is abandoned;

e/ A copy of the decision temporarily separating the child from his/her parent(s) or caretaker and placing him/her in alternative care issued by the chairperson of the commune- level People’s Committee or the district-level People’s Court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The dossier prescribed in Clause 3 of this Article;

b/ A copy of the decision admitting the child into the social relief establishment issued by a competent agency;

c/ The assessment report on the circumstances, status, needs and aspirations of the child made by a competent person of the social relief establishment in accordance with Point d, Clause 3 of this Article.

Article 39. Registration for provision of alternative care

1. A person or the representative of a family that is willing and eligible to provide alternative care as prescribed in Clause 2, Article 63 of the Law on Children shall file an application made according to Form No. 08 in the Appendix to this Decree with the commune-level People’s Committee of his/her place of residence for making a list of registered alternative caregivers.

2. Persons and representatives of families registering to provide or receiving children for alternative care may receive counseling from child protection service providers on the laws on the rights and duties of children and child protection, and alternative care skills.

3. Foreigners and representatives of foreign families, apart from complying with Clauses 1 and 2 of this Article, must have resided in Vietnam for at least 6 months and be permitted to continue residing in Vietnam for at least 12 months from the time of registration.

4. Child adoption registration must comply with the law on child adoption.

Article 40. Listing of persons and families registering to provide alternative care

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Conditions and procedures for alternative caregivers to receive monthly allowances must comply with the law on social relief.

Article 41. Dossier of a person or family selected to provide alternative care

1. The dossier of a person or representative of a family to provide alternative care who is not a relative of the child must comprise:

a/ An alternative care provision registration application;

b/ A health certificate issued by a health agency within 6 months before the date of dossier submission in accordance with law;

c/ Criminal record card issued by a competent agency, for a foreigner or foreign family representative.

2. For a caregiver who is a relative of the child, Clause 4, Article 65 of the Law on Children shall apply.

Article 42. Selection of forms of alternative care and alternative caregivers

1. Commune-level child protection officers shall select forms of alternative care and alternative caregivers suitable to the children; verify the conditions of alternative caregivers prescribed in Clause 2, Article 63 of the Law on Children according to Form No. 11 in the Appendix to this Decree; and provide information on alternative caregivers for children and consult children aged full 7 years or older.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Alternative care by relatives;

b/ Alternative care by persons or families other than relatives;

c/ Alternative care at social relief establishments.

3. Priority order of alternative caregivers for selection:

a/ Relatives;

b/ Persons or family representatives providing alternative care in children’s places of residence;

c/ Resident Vietnamese citizens;

d/ Resident foreigners in Vietnam.

4. In an emergency case requiring separation of a child from his/her parent(s) or alternative caregiver as prescribed in Article 32 of this Decree but an alternative caregiver has not been selected yet, the commune-level People’s Committee chairperson shall request a competent agency to issue a decision temporarily admitting the child into a social relief establishment and continue to select an appropriate form of alternative care for the child.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The recommendation of children to alternative caregivers must be in the best interests of children and meet the requirements on alternative care prescribed in Article 60 of the Law on Children.

7. Commune-level People’s Committees of localities of residence of alternative caregivers shall issue decisions on handover of children to alternative caregivers according to Form No. 12 in the Appendix to this Decree; and, within 15 working days after issuing the decisions, organize the handover and receipt of children between commune-level People’s Committees and alternative caregivers.

8. In case the place where the child resides or is abused or abandoned is not the place of residence of the alternative caregiver, the commune-level People’s Committee of the locality where the child resides or is abused or abandoned shall coordinate with the commune-level People’s Committee of the locality where the alternative caregiver resides in carrying out the procedures for handing over the child and monitoring the child’s care.

Article 43. Responsibility to notify and report on development of children placed in alternative care

1. Alternative caregivers shall provide complete and truthful information on the health, physical strength, spirit and integration of children in alternative care when so requested by commune-level People’s Committees or commune-level child protection officers of their places of residence.

2. One month and 3 months after a person or family receives a child for alternative care, the commune-level child protection officer of the locality where the alternative caregiver resides shall monitor and assess the living conditions and health, physical strength, spirit and integration of the child with the person or family providing alternative care; and every 6 months or when there is a change in the form of alternative care or in the alternative caregiver, report to the commune-level People’s Committee according to Form No. 13 in the Appendix to this Decree.

3. The commune-level People’s Committee of the locality of residence of an alternative caregiver shall report to the commune-level People’s Committee of the locality where the child resides or is abused or abandoned on the status of the child when so requested.

Section 2. ORDER AND PROCEDURES FOR PROVIDING ALTERNATIVE CARE AND CHANGING FORMS OF ALTERNATIVE CARE

Article 44. Children eligible for alternative care at social relief establishments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The commune-level People’s Committee of the locality where a child resides or is abused or abandoned shall compile a dossier of request for admission of the child into a district- or provincial-level social relief establishment for alternative care in accordance with Clause 3, Article 38 of this Decree.

3. Children in alternative care at social relief establishments are entitled to policies applicable to disadvantaged children.

Article 45. Transfer of children in alternative care at social relief establishments to persons or families providing alternative care or adoptive families

1. The head of a social relief establishment shall make a list according to Form No. 14 in the Appendix to this Decree and dossiers of children in need of alternative care in accordance with Clause 3, Article 38 of this Decree and send them to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department, for provincially managed social relief establishments, or to the district-level People’s Committee, for district-managed ones.

2. Within 10 working days, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department or district-level People’s Committee shall appraise dossiers, compare them with the list of registered alternative caregivers and consider and assess the suitability of these alternative caregivers; if finding them suitable, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department or district-level People’s Committee shall send the list and dossiers to commune-level People’s Committees of localities where registered alternative caregivers reside.

3. The head of a social relief establishment shall coordinate with the commune-level People’s Committee of the locality of residence of an alternative caregiver in notifying the status of the child, organizing contacts between the alternative caregiver and the child, and taking the child to the home of the alternative caregiver for the child to get used to the new environment; and getting the child’s opinions and expectations about the alternative caregiver if the child is full 7 years or older.

4. Within 15 working days, the commune-level People’s Committee shall consider conditions of an alternative caregiver, and if the alternative caregiver is qualified, shall issue a decision on handover of the child to the alternative caregiver in accordance with Clause 1, Article 66 of the Law on Children, and send this decision to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department, district-level People’s Committee or a competent agency or organization as a basis for termination of the child’s alternative care at a social relief establishment. The child shall be handed over when the decision on alternative care is issued by the commune-level People’s Committee and the decision on termination of alternative care is issued by the social relief establishment.

5. Policies for children in alternative care and alternative caregivers must comply with the law on social relief policies.

6. The procedures for transfer of children to adoptive families must comply with the law on child adoption.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The head of a social relief establishment shall assign a representative to coordinate with the commune-level child protection officer in supervising and assessing the living conditions and the health, physical strength, spirit and integration of a child with the person or family providing alternative care in order to promptly request related agencies, organizations and persons to take appropriate assistance and intervention measures.

2. Commune-level child protection officers shall supervise and assess the alternative care for children in accordance with Clause 2, Article 43 of this Decree.

Article 47. Supervision and assessment of alternative care for children at social relief establishments

Provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments and district- level labor, war invalids and social affairs agencies shall supervise and assess alternative care for children at social relief establishments under their management and notify such to commune-level People’s Committees which issue decisions on alternative care for children.

Article 48. Termination of alternative care for children

1. A person or the representative of a family providing alternative care as prescribed at Point c or d, Clause 1, Article 69 of the Law on Children shall send a written request for termination of alternative care according to Form No. 15 in the Appendix to this Decree to the commune-level People’s Committee which has issued the decision on handover of the child to the alternative caregiver for carrying out the procedures for termination of alternative care.

2. The commune-level People’s Committee chairperson shall issue a decision on termination of alternative care and change of form of alternative care based on results of supervision and assessment of a child in alternative care, or at the request of the alternative caregiver, or as desired by the child as prescribed in Article 69 of the Law on Children, according to Form No. 16 in the Appendix to this Decree.

3. For a child transferred from a social relief establishment to an alternative caregiver, within 5 working days after receiving the decision on handover of the child to the alternative caregiver issued by the commune-level People’s Committee, the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Department director or district-level People’s Committee chairperson or a competent person shall issue a decision on termination of the child’s care at the social relief establishment and send it to the commune-level People’s Committee for handover of the child to the alternative caregiver.

Chapter VI

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 49. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government- attached agencies

1. In the course of formulating programs, policies, legal documents, socio-economic development master plans and plans on children or related to children, ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies (below referred to as document drafting agencies) shall involve children in the formulation as follows:

a/ To ensure that children be informed of contents of draft documents requiring the collection of opinions of children in one or more than one appropriate form prescribed in Clause 2, Article 74 of the Law on Children;

b/ To explain contents of draft documents in a manner understandable to children and enabling them to express their opinions and aspirations;

c/ To receive, consider and reply children’s opinions and aspirations or give explanations or answers to children’s opinions and aspirations which have been received in a form other than those prescribed in Clause 2, Article 74 of the Law on Children.

2. A drafting agency which does not directly collect opinions of children as prescribed in Clause 1 of this Article shall collect opinions of children as follows:

a/ To send the draft document together with the contents requiring the collection of opinions of children to the organization representing the voice and aspirations of children or the Vietnam Child Right Protection Association for organizing the collection of opinions of children before the document drafting agency promulgates according to its competence or proposes a competent agency to promulgate the document;

b/ To study and assimilate opinions and aspirations of children expressed through the organization representing the voice and aspirations of children or the Vietnam Child Protection Association, and give explanations and feedback to the latter for notification to the children.

3. Dossiers issued according to competence or sent to competent agencies for appraisal, verification and issuance by document drafting agencies must include the summarization, explanation and assimilation of children’s opinions and aspirations in the general summarization, explanation and assimilation of opinions collected from agencies, organizations and individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide, examine and inspect activities involving children in their matters; and suspend or propose competent agencies to suspend those activities which violate the law or are not in the best interests of children.

Article 50. Responsibilities of People’s Committees at all levels

1. In the course of preparing decisions, programs, policies, legal documents and socioeconomic development master plans and plans on children or related to children, People’s Committees at all levels shall involve children in the preparation process in accordance with Points a, b and c, Clause 1, Article 49 of this Decree.

2. If receiving children’s opinions and aspirations on matters that have effects and influence on children in the course of organizing the implementation of programs, policies, legal documents and master plans and plans on socio-economic development, People’s Committees at all levels shall consider them and directly give answers to children or agencies and organizations that forward these opinions and aspirations.

3. To direct related agencies to guide, examine and inspect activities involving children in children’s matters in their localities; to suspend or propose competent agencies to suspend those activities which violate the law or are not in the best interests of children; to handle or propose competent agencies to handle acts of obstructing children to access information, express their opinions and aspirations or participate in relevant social activities.

4. People’s Committees at all levels shall manage and create conditions for children to be involved in children’s matters within the scope and forms prescribed in Article 74, and according to the requirements prescribed in Clause 1, Article 78, of the Law on Children.

Article 51. Responsibilities of the organization representing the voice and aspirations of children

1. The Ho Chi Minh Communist Youth Union Central Committee shall perform the tasks of the organization representing the voice and aspirations of children prescribed in Article 77 of the Law on Children.

2. To annually propose to the Government plans on performance of the tasks of representing the voice and aspiration of children and oversee the implementation of children’s opinions and aspirations in accordance with Point b, Clause 4, Article 91 of the Law on Children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 52. Responsibilities of socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations

1. To request the Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations (below refereed to as organizations) to collect opinions of children in one or more than one appropriate form prescribed in Clause 2, Article 74 of the Law on Children when formulating and implementing decisions, programs and activities concerning children.

2. To explain contents of decisions, programs and activities under formulation or implementation in a manner understandable to children and enabling them to express their opinions and aspirations; receive and consider children’s opinions and aspirations and give answers directly to children or to agencies and organizations that forward these opinions and aspirations according to the guidelines, goals, functions and tasks of the organizations.

3. To forward children’s opinions and aspirations they receive to agencies, organizations and persons having the functions, tasks and competence to consider and settle them and supervise the reply to those opinions and proposals.

4. When carrying out activities and organizing events involving children, to ensure conditions of safety and suitability for children; and comply with the guidance, submit to inspection and examination by or abide by termination decisions of competent agencies.

Article 53. Responsibilities of schools and other educational institutions

1. Schools shall create conditions for their students to participate in relevant social activities and to express opinions and aspirations about matters of their concern through the forms prescribed in Clause 2, Article 74 of the Law on Children.

2. School boards shall receive opinions, proposals and aspirations of students and consider and give answers on matters under their responsibilities within 7 working days. The answers must specify the implementation and implementation time, or non-implementation of students’ opinions, proposals and aspirations and reasons therefor.

3. School boards shall send students’ opinions, proposals and aspirations beyond their settlement competence to agencies, organizations and persons having the function and competence to consider and settle them and supervise their reply in order to give feedback to students.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 54. Responsibilities of child protection service providers and social relief establishments

1. Child protection service providers and social relief establishments shall disclose the following information at the request of children, parents and caregivers:

a/ Establishment decision or operation registration certificate issued by a competent agency;

b/ Functions, tasks, contents of operation and licensed services;

c/ Service charge rates (if any);

d/ Measures and regimes for provision of services to children;

dd/ Responsibilities for participation of parents, caregivers or children themselves in the course of service provision.

2. Child protection service providers and social relief establishments shall receive, consider and answer verbally or in writing opinions, proposals and aspirations of children, parents, caregivers and related agencies and organizations about the establishments’ services.

Article 55. Responsibilities of mass media agencies and agencies and organizations providing services in the Internet environment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To forward children’s opinions and aspirations to responsible agencies, organizations and persons and request them to give written replies.

3. Not to disclose private information of children at the request of children, their parents and caregivers, or in case the disclosure of such information will harm children and is not in the best interests of children as prescribed in Article 33 of this Decree.

Article 56. Responsibilities of families

Parents and family members shall:

1. Care for and nurture children.

2. Educate children.

3. Protect and ensure safety for children.

4. Create conditions for children to participate in cultural, arts, sports and relevant social activities.

6. Ensure children’s participation in families’ affairs in accordance with Article 75, and Clause 1, Article 78, of the Law on Children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 57. Effect

1. This Decree takes effect on July 1, 2017.

2. The Government’s Decree No. 71/2011/ND-CP of August 22, 2011, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Child Protection, Care and Education ceases to be effective on the effective date of this Decree.

Article 58. Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Xuan Phuc

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/05/2017 hướng dẫn Luật trẻ em

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


138.846

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.152.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!