Giáo viên có con dưới 12 tháng tuổi được giảm định mức tiết dạy? Chế độ làm việc dành cho giáo viên có con dưới 12 tháng tuổi được quy định như thế nào?
Giáo viên có con dưới 12 tháng tuổi có được giảm định mức tiết dạy?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:
"Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học)."
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT:
"Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo các quy định trên, giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được giảm định mức tiết dạy như sau:
- Giáo viên tiểu học được giảm còn 19 tiết/tuần;
- Giáo viên trung học cơ sở (THCS) được giảm còn 16 tiết/tuần;
- Giáo viên trung học phổ thông (THPT) được giảm còn 14 tiết/tuần;
- Giáo viên trường phổ thông dân nội trú ở cấp THCS được giảm còn 14 tiết/tuần, cấp THPT được giảm còn 12 tiết/tuần;
- Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú ở cấp tiểu học được giảm còn 17 tiết/tuần, cấp THCS được giảm còn 14 tiết/tuần;
- Giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật ở cấp tiểu học được giảm còn 17 tiết/tuần, cấp THCS được giảm còn 14 tiết/tuần.
Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên
Giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi có phải làm đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa không?
Tại điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Theo đó, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu không đồng ý sẽ không phải làm ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa. Quy định mới này đã cho phép người lao động nữ nuôi con nhỏ được quyền lựa chọn có làm thêm giờ, làm ban đêm hay đi công tác xa hay không.
Giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì có bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
"Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Theo đó quy định một trong các trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đó là lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đồng thời, khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng ghi nhận:
"3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật."
Như vậy, doanh nghiệp không được phép chấm sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đông lao động vì lý do nuôi con nhỏ, trừ khi một số trường hợp đặc biệt như: người sử dụng lao động chết, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động,…
Nếu sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?