Giáo viên cấp ba tại trường công lập có bị hạn chế trong việc thành lập hộ kinh doanh hay không? Những đối tượng nào có quyền thành lập hộ kinh doanh?

Cho anh hỏi vấn đề về hộ kinh doanh như sau: anh hiện đang là giáo viên dạy cấp 3 tại một trường công lập. Anh muốn thành lập một hộ kinh doanh để kiếm thêm thu nhập thì có bị hạn chế việc thành lập do là viên chức hay không?

Tên của hộ kinh doanh phải được đặt như thế nào mới đúng với quy định của pháp luật?

Căn cứ theo Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đăt tên hộ kinh doanh như sau:

"Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện."

Những đối tượng nào có quyền thành lập hộ kinh doanh?

Ngoài ra tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:

"Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại."

Như vậy cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì có quyền thành lập hộ kinh doanh.

Giáo viên cấp ba tại trường công lập có bị hạn chế trong việc thành lập hộ kinh doanh hay không?

Giáo viên cấp ba tại trường công lập có bị hạn chế trong việc thành lập hộ kinh doanh hay không?

Thành lập hộ kinh doanh

Tại Điều 14 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như sau:

"Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác."

Ngoài ra tại Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm như sau:

"Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
...
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
...
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước."

Trong những quy định trên thì không đề cập đến hộ kinh doanh trên thực tế, viên chức vẫn được đứng tên chủ hộ kinh doanh. Tuy nhiên, anh cần lưu ý rằng viên chức chỉ được thực hiện các nghiệp vụ kinh tế ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác và phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu đáp ứng điều kiện trên thì viên chức mà anh nêu mới thực hiện được mục đích của mình.

Hộ kinh doanh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người vừa đi làm vừa làm chủ hộ kinh doanh có phải vừa nộp thuế TNCN từ tiền lương vừa nộp thuế TNCN từ kinh doanh của hộ kinh doanh không?
Pháp luật
Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài khi chưa đi vào hoạt động hay không?
Pháp luật
Hộ kinh doanh chế tác các sản phẩm trang trí bằng kim loại có bắt buộc phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn và vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Hộ kinh doanh thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình như doanh nghiệp không?
Pháp luật
Hồ sơ khai thuế khoán dành cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gồm những gì? Hộ khoán nộp thuế theo phương pháp khoán có phải thực hiện chế độ kế toán không?
Pháp luật
Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch có mã ngành kinh tế bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoạt động dịch vụ sau thu hoạch gồm những gì?
Pháp luật
Hộ kinh doanh trồng cây lấy quả chứa dầu được quyền hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm không?
Pháp luật
Hộ kinh doanh nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm không?
Pháp luật
Trồng cây chè có mã ngành kinh tế bao nhiêu? Đăng ký thành lập hộ kinh doanh trồng cây chè cần bao nhiêu bộ hồ sơ?
Pháp luật
Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh nhân và chăm sóc cây giống lâu năm thì cần chuẩn bị bao nhiêu bộ hồ sơ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hộ kinh doanh
529 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hộ kinh doanh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: