Giáo dục STEM ở tiểu học là gì? 03 mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục STEM ở cấp tiểu học?

Giáo dục STEM ở tiểu học là gì? 03 mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục STEM ở tiểu học? Hình thức tổ chức dạy học các môn học theo bài học STEM được quy định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Giáo dục STEM ở tiểu học là gì?

Theo tiểu mục 1 Mục II Công văn 909/BGDĐT-GDTH năm 2023 hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong giáo dục Tiểu học như sau:

II. Nội dung và các hình thức tổ chức giáo dục STEM
1. Nội dung giáo dục STEM
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục chủ yếu dựa trên dạy học tích hợp, tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc các lĩnh vực Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics) để phát triển phẩm chất, năng lực và giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Khi thực hiện giáo dục STEM, khuyến khích tích hợp thêm yếu tố nghệ thuật, nhân văn (Art) ở một số môn học/hoạt động giáo dục có trong chương trình nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả của giáo dục thực hành, hợp tác theo nhiều cách khác nhau để thúc đẩy tính sáng tạo, thẩm mỹ, trí tò mò và sự thấu cảm của học sinh (thực hiện giáo dục STEAM)2.
...

Như vậy, giáo dục STEM ở tiểu học được hiểu là phương thức giáo dục chủ yếu dựa trên dạy học tích hợp, tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc 4 lĩnh vực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 4 lĩnh vực bao gồm:

- Khoa học (Science);

- Công nghệ (Technology);

- Kỹ thuật (Engineering);

- Toán học (Mathematics).

Giáo dục STEM ở tiểu học là gì? 03 mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục STEM ở cấp tiểu học?

Giáo dục STEM ở tiểu học là gì? 03 mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục STEM ở cấp tiểu học? (Hình từ Internet)

03 mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục STEM ở tiểu học?

Theo Mục I Công văn 909/BGDĐT-GDTH năm 2023 thì giáo dục STEM ở tiểu học có mục đích và yêu cầu như sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục STEM; bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho giáo viên trong các cơ sở giáo dục Tiểu học.

- Thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục STEM nhằm hỗ trợ, tăng cường giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán, Tin học và Nghệ thuật; tạo hứng thú, khơi gợi niềm say mê học tập, giúp học sinh khám phá tiềm năng của bản thân, khám phá khoa học, công nghệ, phát huy tính tích cực sáng tạo và vận dụng vào giải quyết vấn đề trong bối cảnh cụ thể của thực tiễn cuộc sống.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục STEM bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh và điều kiện của nhà trường; thúc đẩy tổ chức dạy học tích hợp, không gây áp lực, quá tải cho học sinh và giáo viên.

Hình thức tổ chức dạy học các môn học theo bài học STEM được quy định như thế nào?

Theo tiết a tiểu mục 2 Mục II Công văn 909/BGDĐT-GDTH năm 2023 quy định về các hình thức tổ chức giáo dục STEM. Trong đó:

- Hình thức tổ chức dạy học các môn học theo bài học STEM là hình thức tổ chức dạy học thực hiện tích hợp nội môn hoặc liên môn. Đây là hình thức triển khai giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.

- Nội dung và yêu cầu cần đạt của bài học STEM bám sát yêu cầu cần đạt của các môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.

- Thời lượng tổ chức thực hiện bài học STEM được xây dựng dựa trên thời lượng các môn học/hoạt động giáo dục có liên quan đến bài học STEM một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, không gây quá tải đối với học sinh và giáo viên và được thể hiện trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo quy định.

- Tiến trình thực hiện bài học STEM dựa trên quy trình thiết kế kỹ thuật hoặc quy trình khám phá khoa học với các hoạt động học phù hợp với đối tượng học sinh và sử dụng các thiết bị dạy học cấp Tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT đã ban hành cùng các đồ dùng học tập của học sinh trong các môn học/hoạt động giáo dục, các vật tư, vật liệu dễ tìm, sẵn có đối với giáo viên và học sinh.

- Khuyến khích sử dụng các nguồn tài nguyên số bổ trợ, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm, có thể dễ dàng truy cập sử dụng trong và ngoài lớp học để giúp học sinh chủ động trong học tập.

- Đánh giá học sinh trong bài học STEM được thực hiện như quy định về kiểm tra, đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học STEM, giáo viên thực hiện đánh giá học sinh dựa trên các phương pháp chủ yếu như quan sát, vấn đáp, đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh.

- Khi đánh giá, cần coi trọng đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) động viên sự tiến bộ của học sinh, tạo sự tự tin và hứng thú học tập cho học sinh.

Xem thêm: Học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp công lập sẽ được giữ ổn định từ năm học 2023-2024?

Giáo dục STEM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giáo dục STEM ở tiểu học là gì? 03 mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục STEM ở cấp tiểu học?
Pháp luật
Phương pháp giáo dục STEM có giúp học sinh giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống không?
Pháp luật
Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM trong giáo dục trung học như thế nào để phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh?
Pháp luật
Giáo dục STEM trong giáo dục trung học là gì? Tổ chức giáo dục STEM theo hình thức dạy học các môn khoa học theo bài học STEM như thế nào?
Pháp luật
Tiến trình dạy học bài học STEM có bắt buộc thực hiện một cách tuần tự không? Mỗi bài học STEM được tổ chức theo mấy hoạt động?
Pháp luật
Tổ chức giáo dục STEM trong giáo dục trung học theo hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật như thế nào?
Pháp luật
Quy trình xây dựng bài học STEM gồm mấy bước? Từng bước xây dựng bài học STEM thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục STEM
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
74 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục STEM

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục STEM

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào