Giao dịch vốn là gì? Hoạt động cho vay thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ trong giao dịch vốn được phân loại ra sao?
Giao dịch vốn là gì?
Căn cứ Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
...
4. Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư trực tiếp;
b) Đầu tư gián tiếp;
c) Vay và trả nợ nước ngoài;
d) Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;
đ) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...
Theo đó, giao dịch vốn được hiểu là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các hoạt động sau đây:
- Đầu tư trực tiếp;
- Đầu tư gián tiếp;
- Vay và trả nợ nước ngoài;
- Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giao dịch vốn là gì? Hoạt động cho vay thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ trong giao dịch vốn được phân loại ra sao? (hình từ internet)
Vay và trả nợ nước ngoài thuộc giao dịch vốn được quy định thế nào?
Tại Điều 16 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định như sau:
Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ
Việc Chính phủ vay, ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện vay, trả nợ nước ngoài; bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đồng thời tại Điều 17 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định như sau:
Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú
1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Người cư trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của Chính phủ.
3. Người cư trú khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong hạn mức vay thương mại nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.
4. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài.
5. Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp luật có liên quan.
Theo đó, vay và trả nợ nước ngoài thuộc giao dịch vốn bao gồm việc vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ và vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú, cụ thể như tại hai quy định trên.
Hoạt động cho vay thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ trong giao dịch vốn được phân loại ra sao?
Tại Mục 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định về việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài gồm cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ (quy định tại Điều 18 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005) và cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế (Điều 19 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013), cụ thể như sau:
Điều 18. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ
Chính phủ quyết định việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức được Nhà nước, Chính phủ uỷ quyền.
Điều 19. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế
1. Tổ chức tín dụng được phép thực hiện cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tổ chức kinh tế thực hiện cho vay ra nước ngoài, trừ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm; bảo lãnh cho người không cư trú khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi nợ nước ngoài, đăng ký cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch chuyển vốn khác có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của các tổ chức kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?