Giao dịch tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện tại những địa điểm nào?
- Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng thì có được gửi tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội không?
- Giao dịch tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện tại những địa điểm nào?
- Khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tài khoản nào?
Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng thì có được gửi tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội không?
Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn I tại Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn 3589/NHCS-KHNV năm 2019 như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
2. Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn
Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn (sau đây gọi chung là khách hàng):
a) Người cư trú là tổ chức, cá nhân bao gồm:
- Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
- Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại Tiết thứ nhất, thứ hai Điểm này;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
- Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại Tiết 3 và Tiết 4, Điểm này và cá nhân đi theo họ; công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
- Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì được gửi tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng thì có được gửi tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội không? (Hình từ Internet)
Giao dịch tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện tại những địa điểm nào?
Giao dịch tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn 3589/NHCS-KHNV năm 2019 như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
b) Người không cư trú bao gồm:
- Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
- Công dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại Tiết thứ năm, Điểm a Khoản này;
- Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 (sáu) tháng trở lên.
3. Nơi giao dịch tiền gửi có kỳ hạn của NHCSXH, bao gồm: Trụ sở Sở giao dịch NHCSXH, trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, trụ sở Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.
4. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại NHCSXH trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và
...
Như vậy, theo quy định, giao dịch tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện tại các địa điểm sau đây:
(1) Trụ sở Sở giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội;
(2) Trụ sở chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh;
(3) Trụ sở Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện.
Khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tài khoản nào?
Việc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn được quy định tại tiểu mục 5 Mục I Hướng dẫn 3589/NHCS-KHNV năm 2019 như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
5. Nguyên tắc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn
a) Khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán của chính khách hàng đó tại NHCSXH nơi nhận tiền gửi có kỳ hạn.
b) Khách hàng thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn theo hướng dẫn của NHCSXH. Riêng khách hàng là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người giám hộ (người đại diện theo pháp luật, người giám hộ gọi chung là người đại diện theo pháp luật).
c) Đối với tiền gửi chung có kỳ hạn, khách hàng gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua tài khoản thanh toán chung của tất cả khách hàng tại NHCSXH nơi nhận tiền gửi có kỳ hạn. Người cư trú và người không cư trú không được gửi tiền gửi chung có kỳ hạn.
d) Thời hạn gửi tiền được thực hiện theo thỏa thuận giữa NHCSXH và khách hàng. Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài là người không cư trú, cá nhân nước ngoài là người cư trú, thời hạn gửi tiền không được dài hơn thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy tờ xác minh thông tin quy định tại Điểm d, Điểm đ, Khoản 4 Mục này.
...
Như vậy, theo quy định, khách hàng chỉ được gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tài khoản thanh toán của chính khách hàng đó tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhận tiền gửi có kỳ hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?