Giao dịch POS là gì? Đơn vị chấp nhận thẻ ghi nợ nội địa có được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ không?
Giao dịch POS là gì?
Giao dịch POS được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 35/2012/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để thực hiện giao dịch thẻ trong nước, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ (sau đây gọi tắt là thẻ).
2. Phí dịch vụ thẻ là khoản tiền mà chủ thẻ phải trả khi được cung ứng dịch vụ thẻ.
3. Giao dịch thẻ là việc sử dụng thẻ để nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, vấn tin tài khoản hoặc sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thẻ cung cấp.
4. Giao dịch ATM là các giao dịch thẻ thực hiện tại máy giao dịch tự động.
5. Giao dịch ATM nội mạng là giao dịch thẻ thực hiện tại ATM của tổ chức phát hành thẻ cho chủ thẻ.
6. Giao dịch ATM ngoại mạng là giao dịch thẻ thực hiện tại ATM của tổ chức không phải là tổ chức phát hành thẻ cho chủ thẻ.
7. Giao dịch POS là giao dịch thẻ thực hiện qua thiết bị đọc thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ (gọi tắt là POS) để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, vấn tin số dư tài khoản, hoàn trả tiền theo yêu cầu chủ thẻ, rút tiền mặt và các giao dịch thẻ khác tại POS.
Như vậy, theo quy định trên thì Giao dịch POS là giao dịch thẻ thực hiện qua thiết bị đọc thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ (gọi tắt là POS) để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, vấn tin số dư tài khoản, hoàn trả tiền theo yêu cầu chủ thẻ, rút tiền mặt và các giao dịch thẻ khác tại POS
Giao dịch POS là gì? Đơn vị chấp nhận thẻ ghi nợ nội địa có được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ không? (Hình từ Internet)
Đơn vị chấp nhận thẻ ghi nợ nội địa có được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ không?
Đơn vị chấp nhận thẻ ghi nợ nội địa có được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ không, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 35/2012/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc thu phí dịch vụ thẻ
1. Tổ chức phát hành thẻ được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ theo loại phí, mức phí do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ quy định tại biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình nhưng phải bảo đảm nằm trong khuôn khổ và lộ trình quy định đối với các loại phí nêu tại Biểu khung mức phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Phụ lục) ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài biểu phí dịch vụ thẻ đã ban hành.
3. Tổ chức phát hành thẻ không được thu phí từ chủ thẻ đối với những giao dịch thẻ không thành công hoặc giao dịch thẻ bị sai sót không phải do lỗi của chủ thẻ.
4. Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ.
5. Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị chấp nhận thẻ ghi nợ nội địa không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ.
Tổ chức phát hành thẻ ghi nợ nội địa gửi biểu phí dịch vụ thẻ của đơn vị mình cho Ngân hàng nhà nước để báo cáo và giám sát khi nào?
Tổ chức phát hành thẻ ghi nợ nội địa gửi biểu phí dịch vụ thẻ của đơn vị mình cho Ngân hàng nhà nước để báo cáo và giám sát khi nào, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 35/2012/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức phát hành thẻ
1. Tối thiểu 15 ngày trước khi áp dụng biểu phí dịch vụ thẻ (ban hành mới hoặc điều chỉnh, bổ sung), tổ chức phát hành thẻ phải gửi biểu phí dịch vụ thẻ của đơn vị mình cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để báo cáo và giám sát.
2. Niêm yết công khai biểu phí dịch vụ thẻ theo đúng quy định của pháp luật.
3. Phổ biến, hướng dẫn cho khách hàng biết về dịch vụ thẻ, quy trình thao tác sử dụng thẻ, biểu phí dịch vụ thẻ hiện hành và các quy định khác có liên quan đến dịch vụ thẻ của đơn vị mình, đảm bảo khách hàng có đủ thông tin cần thiết để xem xét, lựa chọn và quyết định việc sử dụng dịch vụ thẻ.
4. Giải đáp, xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại hoặc sự cố kỹ thuật cho chủ thẻ. Hoàn trả số tiền giao dịch đã thu cho chủ thẻ nếu giao dịch thẻ không thành công và bồi thường thiệt hại cho chủ thẻ theo quy định của pháp luật nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của tổ chức phát hành thẻ.
5. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc trang bị, quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn hoạt động của ATM và các thiết bị đọc thẻ.
Như vậy, theo quy định trên thì tối thiểu 15 ngày trước khi áp dụng biểu phí dịch vụ thẻ thì tổ chức phát hành thẻ ghi nợ nội địa gửi biểu phí dịch vụ thẻ của đơn vị mình cho Ngân hàng nhà nước để báo cáo và giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?