Giao dịch bên ngoài của hợp tác xã là gì? Thu nhập từ giao dịch bên ngoài có là nguồn hình thành quỹ chung không chia của hợp tác xã không?
- Giao dịch bên ngoài của hợp tác xã là gì?
- Thu nhập từ giao dịch bên ngoài có là nguồn hình thành quỹ chung không chia của hợp tác xã không?
- Thu nhập từ giao dịch bên ngoài có là căn cứ để xem xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của hợp tác xã không?
- Việc phân phối lợi nhuận của hợp tác xã đối với khoản thu nhập giao dịch bên ngoài được quy định như thế nào?
Giao dịch bên ngoài của hợp tác xã là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giao dịch nội bộ là việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tạo việc làm và hoạt động cho vay nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho thành viên chính thức theo thỏa thuận bằng văn bản.
2. Giao dịch bên ngoài là giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không thuộc giao dịch nội bộ.
...
Như vậy, giao dịch bên ngoài là giao dịch của hợp tác xã không thuộc giao dịch nội bộ. Theo đó, giao dịch nội bộ của hợp tác xã là việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tạo việc làm và hoạt động cho vay nội bộ của hợp tác xã cho thành viên chính thức theo thỏa thuận bằng văn bản.
Giao dịch bên ngoài của hợp tác xã là gì? Thu nhập từ giao dịch bên ngoài có là nguồn hình thành quỹ chung không chia của hợp tác xã không? (hình từ internet)
Thu nhập từ giao dịch bên ngoài có là nguồn hình thành quỹ chung không chia của hợp tác xã không?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về quỹ chung không chia của hợp tác xã như sau:
Quỹ chung không chia
Quỹ chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ các nguồn sau đây:
1. Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định;
2. Thu nhập từ giao dịch bên ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thu nhập từ doanh nghiệp do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần được trích lập hằng năm theo tỷ lệ do Điều lệ quy định nhưng không thấp hơn:
a) 5% đối với hợp tác xã;
b) 10% đối với liên hiệp hợp tác xã.
3. Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản chung không chia theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 79 và điểm c khoản 2 Điều 88 của Luật này;
...
Như vậy, thu nhập từ giao dịch bên ngoài của hợp tác xã là một trong những nguồn hình thành của Quỹ chung không chia. Cụ thể là, thu nhập từ giao dịch bên ngoài của hợp tác xã phải chiếm từ 5% trở lên trong quỹ chung không chia.
Thu nhập từ giao dịch bên ngoài có là căn cứ để xem xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của hợp tác xã không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 85 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phân tách thu nhập từ giao dịch nội bộ và thu nhập từ giao dịch bên ngoài để làm căn cứ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc cho thụ hưởng các chính sách của Nhà nước theo quy định và để phân phối thu nhập theo quy định tại Điều 86 của Luật này; trường hợp không phân tách được thì toàn bộ thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được coi là thu nhập từ giao dịch bên ngoài.
2. Chính phủ quy định về giao dịch nội bộ và thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, việc phân tách thu nhập từ giao dịch nội bộ và thu nhập từ giao dịch bên ngoài để làm căn cứ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đồng thời cũng là căn cứ để xem xét cho thụ hưởng các chính sách của Nhà nước theo quy định và để phân phối thu nhập theo quy định tại Điều 86 Luật Hợp tác xã 2023.
Lưu ý: Trường hợp không phân tách được thì toàn bộ thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được coi là thu nhập từ giao dịch bên ngoài.
Việc phân phối lợi nhuận của hợp tác xã đối với khoản thu nhập giao dịch bên ngoài được quy định như thế nào?
Việc phân phối thu nhập được quy định tại Điều 86 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Phân phối thu nhập
...
3. Thu nhập còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo trình tự sau đây:
a) Đối với thu nhập từ giao dịch nội bộ còn lại thì phân phối tối thiểu 51% cho thành viên chính thức theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và mức độ góp sức lao động; phần còn lại được phân phối theo tỷ lệ phần vốn góp cho thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ;
b) Đối với thu nhập từ giao dịch bên ngoài còn lại thì phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ.
Như vậy, thu nhập còn lại của hợp tác xã sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 86 Luật Hợp tác xã 2023 được phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo trình tự sau đây:
- Đối với thu nhập từ giao dịch nội bộ còn lại thì phân phối tối thiểu 51% cho thành viên chính thức theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và mức độ góp sức lao động; phần còn lại được phân phối theo tỷ lệ phần vốn góp cho thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ;
- Đối với thu nhập từ giao dịch bên ngoài còn lại thì phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo quy định của Điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?