Giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm quy định gì?
Giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm quy định gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 110 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của giảng viên về đấu thầu như sau:
Đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên giảng viên về đấu thầu
...
5. Giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm một trong các quy định sau đây:
a) Không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
b) Không thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
c) Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
Theo đó, giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm một trong các quy định sau đây:
- Không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
- Không thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
- Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
Giảng viên về đấu thầu (Hình từ Internet)
Giảng viên về đấu thầu có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 110 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của giảng viên về đấu thầu như sau:
Đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên giảng viên về đấu thầu
...
4. Giảng viên về đấu thầu có trách nhiệm sau đây:
a) Giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
b) Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
c) Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
...
Như vậy, giảng viên về đấu thầu có trách nhiệm như sau:
- Giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
- Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
- Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì trong việc quản lý giảng viên về đấu thầu?
Tại Điều 112 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý giảng viên về đấu thầu:
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu
1. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giảng viên đấu thầu, cơ sở đào tạo, cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
2. Xây dựng và ban hành chương trình khung và tài liệu đào tạo về đấu thầu để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.
3. Hướng dẫn chi tiết về đăng ký, thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.
4. Tổ chức các kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
5. Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho giảng viên về đấu thầu.
6. Ban hành mẫu chứng chỉ chứng nhận giảng viên về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề.
7. Ban hành quyết định công nhận cơ sở đào tạo về đấu thầu đối với các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu.
8. Ban hành quyết định công nhận giảng viên về đấu thầu đối với các cá nhân đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 109 của Nghị định này.
9. Ban hành quyết định xóa tên cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 107 và Khoản 5 Điều 110 của Nghị định này.
10. Kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu đối với cơ sở đào tạo và giảng viên.
11. Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, giảng viên thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địa phương, báo cáo của cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sau:
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giảng viên đấu thầu
- Hướng dẫn chi tiết về đăng ký, thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.
- Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho giảng viên về đấu thầu.
- Ban hành mẫu chứng chỉ chứng nhận giảng viên về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề.
- Ban hành quyết định công nhận giảng viên về đấu thầu đối với các cá nhân đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 109 của Nghị định này.
- Ban hành quyết định xóa tên cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 107 và Khoản 5 Điều 110 của Nghị định này.
- Kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu đối với cơ sở đào tạo và giảng viên.
- Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, giảng viên thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địa phương, báo cáo của cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu như thế nào?
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?
- Điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thuộc trường hợp được cấp mới chứng chỉ không?
- Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Bà Rịa Vũng Tàu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bà Rịa Vũng Tàu ra sao?
- Ngân hàng thương mại có được nhận ủy thác trong hoạt động ngân hàng không? Được thực hiện những hoạt động kinh doanh nào?