Giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu có những yêu cầu nào?
- Giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu có những yêu cầu nào?
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm nào với đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu?
- Hồ sơ lưu trữ sau mỗi khóa đào tạo bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm những gì?
Giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu có những yêu cầu nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT, có quy định về yêu cầu đối với giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường như sau:
Yêu cầu đối với giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường
1. Giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường là cán bộ quản lý hoặc chuyên gia có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phù hợp với các chuyên đề đào tạo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Giảng viên đăng ký tham gia giảng dạy gửi văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 của Thông tư này đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) để Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc tham gia đào tạo nghiệp vụ về bảo vệ môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu có yêu cầu sau:
- Giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường là cán bộ quản lý hoặc chuyên gia có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phù hợp với các chuyên đề đào tạo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT;
- Giảng viên đăng ký tham gia giảng dạy gửi văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc tham gia đào tạo nghiệp vụ về bảo vệ môi trường
Đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường (Hình từ Internet)
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm nào với đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT, có quy định về trách nhiệm đào tạo như sau:
Trách nhiệm đào tạo
...
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Lập và phê duyệt danh sách cán bộ tham gia giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường;
b) Gửi thông báo tuyển sinh đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu, LPG trên địa bàn. Thông báo tuyển sinh gồm các nội dung: Chương trình đào tạo, thời gian, địa điểm, kinh phí và các thông tin khác có liên quan;
c) Quyết định danh sách và số lượng học viên tham gia đào tạo trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm chất lượng học tập (số lượng học viên cho 01 lớp học tối đa không quá 150 học viên);
d) Quyết định mức thu học phí và tổ chức thu học phí, quản lý, sử dụng học phí trên cơ sở đảm bảo bù đắp được chi phí hợp lý của khoá học theo các quy định về phí và lệ phí hiện hành;
đ) Tổ chức, phối hợp với các tổ chức đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường tổ chức các khóa đào tạo với hình thức học tập trung theo nội dung, thời gian được quy định tại khung chương trình đào tạo quy định tại Phụ lục 01 của Thông tư này;
e) Quyết định cấp giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho học viên có đủ điều kiện được cấp giấy Chứng nhận ngay sau khi kết thúc khóa đào tạo;
g) Quyết định thu hồi giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c Khoản 4 Điều 7 của Thông tư này;
h) Định kỳ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm báo cáo kết quả đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 của Thông tư này về Tổng cục Môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm với đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu như sau:
- Lập và phê duyệt danh sách cán bộ tham gia giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường;
- Gửi thông báo tuyển sinh đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu, LPG trên địa bàn. Thông báo tuyển sinh gồm các nội dung: Chương trình đào tạo, thời gian, địa điểm, kinh phí và các thông tin khác có liên quan;
- Quyết định danh sách và số lượng học viên tham gia đào tạo trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm chất lượng học tập (số lượng học viên cho 01 lớp học tối đa không quá 150 học viên);
- Quyết định mức thu học phí và tổ chức thu học phí, quản lý, sử dụng học phí trên cơ sở đảm bảo bù đắp được chi phí hợp lý của khoá học theo các quy định về phí và lệ phí hiện hành;
- Tổ chức, phối hợp với các tổ chức đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường tổ chức các khóa đào tạo với hình thức học tập trung theo nội dung, thời gian được quy định tại khung chương trình đào tạo quy định.
- Quyết định cấp giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho học viên có đủ điều kiện được cấp giấy Chứng nhận ngay sau khi kết thúc khóa đào tạo;
- Quyết định thu hồi giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c Khoản 4 Điều 7 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT;
- Định kỳ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm báo cáo kết quả đào tạo về Tổng cục Môi trường.
Hồ sơ lưu trữ sau mỗi khóa đào tạo bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT, có quy định về lưu trữ hồ sơ như sau:
Lưu trữ hồ sơ
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ sau mỗi khóa đào tạo theo quy định của pháp luật hiện hành về lưu trữ.
2. Hồ sơ lưu trữ bao gồm:
a) Hồ sơ nhập học, danh sách trích ngang học viên (họ tên, năm sinh, địa chỉ liên hệ, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp và nơi cấp);
b) Quyết định phê duyệt danh sách trích ngang giảng viên, báo cáo viên (họ tên, năm sinh, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, nơi công tác, địa chỉ liên hệ);
c) Đề kiểm tra, bài kiểm tra, kết quả chấm điểm bài kiểm tra của học viên;
d) Quyết định cấp giấy Chứng nhận kèm danh sách học viên được cấp giấy Chứng nhận;
đ) Sổ gốc có chữ ký của học viên nhận giấy Chứng nhận và giấy Chứng nhận cấp lại (nếu có) cho từng khóa học.
Như vậy, theo quy định trên thì Sở Tài nguyên và Môi trường lưu trữ hồ sơ sau mỗi khóa đào tạo bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu gồm những hồ sơ sau:
- Hồ sơ nhập học, danh sách trích ngang học viên;
- Quyết định phê duyệt danh sách trích ngang giảng viên, báo cáo viên;
- Đề kiểm tra, bài kiểm tra, kết quả chấm điểm bài kiểm tra của học viên;
- Quyết định cấp giấy Chứng nhận kèm danh sách học viên được cấp giấy Chứng nhận;
- Sổ gốc có chữ ký của học viên nhận giấy Chứng nhận và giấy Chứng nhận cấp lại (nếu có) cho từng khóa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?