Giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
- Giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
- Về chính trị, giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng có phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức định kỳ không?
Giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về chuyên môn nghiệp vụ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
...
Tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
...
4. Huấn luyện thực hành:
a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;
d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.
...
Theo đó, giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn sau về chuyên môn nghiệp vụ:
- Giảng viên huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
- Giảng viên huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
- Giảng viên huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;
- Giảng viên huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
- Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc các trường hợp trên nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo các quy định trên phù hợp với kinh nghiệm.
Giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Về chính trị, giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2017/TT-BQP về tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Về chính trị phải là người có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe hoạt động trong môi trường quân đội, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khi tổ chức phân công.
3. Tính thời gian làm việc liên tục và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
Như vậy, về chính trị, giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng cần phải là người có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe hoạt động trong môi trường quân đội, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khi tổ chức phân công.
Tính thời gian làm việc liên tục và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
Giảng viên huấn luyện thực hành về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng có phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức định kỳ không?
Tại khoản 6 Điều 22 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
...
6. Định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ người huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này, người huấn luyện sơ cấp cứu.
7. Tổ chức thực hiện khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ghi sổ theo dõi và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn vệ sinh lao động, trừ người huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và người huấn luyện sơ cấp cứu.
Tổ chức thực hiện khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ghi sổ theo dõi và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?