Giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán hướng dẫn một học viên viết khóa luận tốt nghiệp được tính mấy giờ chuẩn?
- Giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán là gì?
- Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được quy định như thế nào?
- Giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán hướng dẫn một học viên viết khóa luận tốt nghiệp được tính mấy giờ chuẩn?
Giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi giờ chuẩn giảng dạy
1. Giờ chuẩn giảng dạy; Là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy đối với mỗi chức danh tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
...
Theo quy định trên, giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy đối với mỗi chức danh tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
Giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Hình từ Internet)
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi giờ chuẩn giảng dạy
...
2. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ.
Theo đó, khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư 01/2018/TT-BNV, tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Điều 14 Thông tư 03/2023/TT-BNV, cụ thể:
Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
...
5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:
a) Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
b) Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
c) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
d) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
đ) Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
Như vậy, khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán như sau:
- Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
- Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
- Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
- Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên nêu trên chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
Giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán hướng dẫn một học viên viết khóa luận tốt nghiệp được tính mấy giờ chuẩn?
Cũng tại khoản 2 Điều 12 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi giờ chuẩn giảng dạy
...
2. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ.
Theo đó, quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư 01/2018/TT-BNV, tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực và nội dung quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu được thay thế bằng Điều 19 Thông tư 03/2023/TT-BNV, cụ thể:
Quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy
1. Giảng dạy:
a) Một tiết giảng bài, thảo luận trên lớp được tính 1 giờ chuẩn.
b) Một tiết hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống được tính từ 2 đến 2,5 giờ chuẩn.
c) Một tiết hướng dẫn thực hành trên lớp được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn.
d) Một tiết giảng dạy báo cáo chuyên đề được tính từ 1,5 đến 2 giờ chuẩn.
2. Hướng dẫn:
a) Hướng dẫn một học viên viết khóa luận tốt nghiệp (nếu có) được tính từ 8 đến 10 giờ chuẩn.
b) Hướng dẫn một học viên viết thu hoạch, tiểu luận, đề án được tính từ 3 đến 5 giờ chuẩn.
c) Hướng dẫn, đưa học viên đi nghiên cứu thực tế 1 ngày làm việc được tính từ 03 đến 04 giờ chuẩn.
3. Soạn và duyệt đề kiểm tra:
a) Soạn 1 đề kiểm tra viết và đáp án được tính từ 2 đến 2,5 giờ chuẩn. Duyệt 1 đề kiểm tra viết và đáp án được tính 0,5 giờ chuẩn.
b) Soạn 5 đề kiểm tra vấn đáp và đáp án được tính từ 1,5 đến 02 giờ chuẩn. Duyệt 5 đề kiểm tra vấn đáp và đáp án được tính 0,5 giờ chuẩn.
c) Soạn 1 đề kiểm tra trắc nghiệm và đáp án được tính từ 2 đến 2,5 giờ chuẩn. Duyệt 1 đề kiểm tra trắc nghiệm và đáp án được tính 0,5 giờ chuẩn.
4. Coi kiểm tra:
Mỗi tiết kiểm tra được tính 0,5 giờ chuẩn/giảng viên.
5. Chấm bài kiểm tra, thu hoạch, tiểu luận, đề án (chấm 2 lượt, mỗi lượt 1 giảng viên):
a) Mỗi lượt chấm từ 04 đến 06 bài kiểm tra viết được tính 01 giờ chuẩn.
b) Mỗi lượt chấm kiểm tra vấn đáp 01 học viên được tính 0,5 giờ chuẩn.
c) Mỗi lượt chấm từ 08 đến 10 bài kiểm tra trắc nghiệm được tính 01 giờ chuẩn.
d) Mỗi lượt chấm 1 khóa luận tốt nghiệp (nếu có) được tính 2 giờ chuẩn.
đ) Mỗi lượt chấm 4 bài thu hoạch, tiểu luận được tính 1 giờ chuẩn.
e) Mỗi lượt chấm 1 đề án được tính 2 giờ chuẩn.
...
Việc quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Như vậy, giảng viên cơ hữu thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán hướng dẫn một học viên viết khóa luận tốt nghiệp (nếu có) được tính từ 8 đến 10 giờ chuẩn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?