Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là ai? Cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là ai?
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ giảng dạy như thế nào?
Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là ai?
Theo điểm a khoản 1 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định như sau:
Giảng viên của Trường
1. Đội ngũ giảng viên của Trường bao gồm giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng.
a) Giảng viên cơ hữu là những người thuộc biên chế của Trường, đang giữ ngạch giảng viên và làm công tác giảng dạy tại Trường; cán bộ quản lý của Trường tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm, có năng lực sư phạm, đạt tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
b) Giảng viên thỉnh giảng là giảng viên của các cơ sở đào tạo khác, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức viên chức nhà nước, chuyên gia trong nước và nước ngoài đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.
...
Căn cứ trên quy định đội ngũ giảng viên của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông bao gồm giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng.
Giảng viên cơ hữu là những người thuộc biên chế của Trường, đang giữ ngạch giảng viên và làm công tác giảng dạy tại Trường; cán bộ quản lý của Trường tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm, có năng lực sư phạm, đạt tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là ai? (Hình từ Internet)
Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định như sau:
Giảng viên của Trường
...
2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên cơ hữu của Trường thực hiện theo quy định tại Chương IV Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Giảng viên thỉnh giảng của Trường thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, được hưởng các chế độ, chính sách theo hợp đồng đã ký kết với Trường.
Dẫn chiếu theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) thì giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông cần đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
- Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Trước đây, quy định giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể
...
3. Giảng viên
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên (hạng III).
d) Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với giảng viên giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,
đ) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
e) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ giảng dạy như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) quy định về nhiệm vụ giảng dạy như sau:
Nhiệm vụ giảng dạy
1. Chuẩn bị giảng dạy:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học, của các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên.
b) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
2. Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, thảo luận, giải quyết bài tập tình huống, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết khóa luận tốt nghiệp (nếu có), thu hoạch, tiểu luận, đề án.
3. Tìm hiểu trình độ, kiến thức và nguyện vọng của học viên; thường xuyên cập nhật thông tin để bổ sung, hoàn thiện, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
4. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy.
5. Dự giờ, thao giảng và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Như vậy, Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông có những nhiệm vụ giảng dạy được quy định tại Điều 15 nêu trên.
Trước đây, quy định nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông tại Điều 14 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) như sau:
Nhiệm vụ giảng dạy
1. Chuẩn bị giảng dạy:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học và các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên;
b) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
2. Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, thảo luận khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết tiểu luận, thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cương và viết khóa luận tốt nghiệp.
3. Tìm hiểu trình độ, kiến thức và nguyện vọng của học viên; thường xuyên cập nhật thông tin để bổ sung, hoàn chỉnh, cải tiến nội dung, kế hoạch, phương pháp giảng dạy và dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
4. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy.
5. Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?