Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Xử lý kỷ luật Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân dựa vào những căn cứ nào?
- Xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bằng hình thức giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương thì những tình tiết nào được xem là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?
Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân được thực hiện theo trình tự được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
- Lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý yêu cầu cán bộ, chiến sĩ vi phạm viết bản tự kiểm điểm về hành vi vi phạm và tự nhận hình thức xử lý vi phạm; tổ chức thẩm tra, xác minh, kết luận về hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ; nếu vi phạm đã rõ thì không cần xác minh.
Căn cứ nội dung tự kiểm điểm của cán bộ, chiến sĩ và kết quả xác minh, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, xét thấy cần thiết phải tạm đình chỉ công tác của cán bộ, chiến sĩ vi phạm thì ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định;
- Vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân;
Sau khi xử lý, báo cáo bằng văn bản về cơ quan điều lệnh cấp trên trực tiếp hoặc đơn vị ra thông báo. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo cấp có thẩm quyền chuyển tài liệu cho cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều lệnh Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Xử lý kỷ luật Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân dựa vào những căn cứ nào?
Xử lý kỷ luật Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân dựa vào những căn cứ được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Căn cứ xử lý
1. Biên bản kiểm tra điều lệnh do người có thẩm quyền ký; thông báo bằng văn bản về vi phạm điều lệnh của đơn vị chức năng.
2. Tin báo của người biết việc, người làm chứng, đơn thư khiếu nại, tố cáo; tin tức phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hình ảnh, hiện vật, âm thanh liên quan đến vi phạm điều lệnh đã được giám định hoặc xác minh là đúng.
Theo đó, xử lý kỷ luật Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân dựa vào những căn cứ sau:
- Biên bản kiểm tra điều lệnh do người có thẩm quyền ký; thông báo bằng văn bản về vi phạm điều lệnh của đơn vị chức năng.
- Tin báo của người biết việc, người làm chứng, đơn thư khiếu nại, tố cáo; tin tức phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hình ảnh, hiện vật, âm thanh liên quan đến vi phạm điều lệnh đã được giám định hoặc xác minh là đúng.
Xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bằng hình thức giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương thì những tình tiết nào được xem là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?
Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bằng hình thức giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương được quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
* Những tình tiết tăng nặng:
- Có hành vi, lời nói gây cản trở, đối phó hoặc không chấp hành việc kiểm tra theo yêu cầu của Tổ kiểm tra điều lệnh;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hoặc bao che, không xử lý vi phạm hoặc xử lý không đúng hành vi vi phạm theo quy định;
- Vi phạm nhiều lần trong năm;
- Không tự giác nhận khuyết điểm, có hành vi né tránh, che giấu vi phạm; khai báo không trung thực, ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm, cản trở việc xác minh, xử lý vi phạm hoặc có hành vi đe dọa, trù dập người tố cáo.
* Những tình tiết giảm nhẹ:
- Chủ động báo cáo hành vi vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, thành khẩn, nhận thức rõ sai phạm;
- Có hành động ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của việc vi phạm; kịp thời khắc phục, sửa chữa;
- Vi phạm do nguyên nhân khách quan;
- Tích cực tham gia vào các tổ chức, hoạt động phong trào của đơn vị, có thành tích được khen thưởng.
Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ là một trong những căn cứ để đề nghị tăng hoặc giảm mức xử lý.
Trường hợp tình tiết tăng nặng nhiều hơn tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn một bậc so với hình thức xử lý của hành vi đó; trường hợp tình tiết tăng nặng ít hơn tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng hình thức xử lý thấp hơn một bậc so với hình thức xử lý của hành vi đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?