Giàn di động trên biển là gì? Khi lựa chọn cấp vật liệu để phân cấp giàn di động trên biển cần lưu ý những gì?
Giàn di động trên biển là gì? Giàn di động trên biển được phân loại như thế nào?
Giàn di động trên biển được giải thích tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-1:2020 về Giàn di động trên biển - Phần 1: Phân cấp, cụ thể như sau:
3 Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Giàn di động trên biển
Giàn di động trên biển (viết tắt là giàn) là loại phương tiện có thể di chuyển ở trạng thái nổi, được dùng trong hoạt động dầu khí trên biển (thăm dò, khai thác, xử lí, chế biến). Giàn di động trên biển gồm các kiểu sau:
3.1.1
Giàn tự nâng
Giàn tự nâng (Self-elevating unit): giàn có thân đủ lực nổi để nó có thể di chuyển an toàn tới vị trí đã định, sau đó các chân giàn được hạ xuống chống vào đáy biển và thân giàn được nâng lên đến một cao trình đã định trên mặt nước biển. Các chân giàn có thể cắm vào đáy biển, có thể được lắp các đế chân hay tấm chống lún riêng vào từng chân, hoặc có tấm chống lún chung để phân tán áp lực.
3.1.2
Giàn có cột ổn định
Giàn có cột ổn định (Column-stabilized unit): giàn mà nhờ vào lực nổi của các cột có lượng chiếm nước lớn để nổi và ổn định trong mọi phương thức hoạt động hoặc trong việc thay đổi đường nước trọng tải của giàn. Đầu trên các cột được nối với sàn chịu lực đỡ các thiết bị. Ở đầu dưới các cột có thể làm các thân ngầm để thêm lực nổi hoặc làm các đế chân để tạo thêm bề mặt tiếp xúc đủ để đỡ giàn trên đáy biển. Để nối các cột, các thân ngầm hoặc các đế chân lại với nhau và với sàn chịu lực, người ta sử dụng các thanh giằng dạng ống hoặc dạng kết cấu khác. Giàn có cột ổn định được thiết kế để hoạt động ở trạng thái nổi được gọi là giàn bán chìm; còn nếu được thiết kế để hoạt động ở trạng thái tựa hẳn vào đáy biển, giàn được gọi là giàn chìm.
3.1.3
Giàn mặt nước
Giàn mặt nước (Surface-Type Unit): giàn có thân chiếm nước dạng thân đơn hoặc đa thân được thiết kế cho hoạt động khoan trong trạng thái nổi. Giàn mặt nước bao gồm hai loại sau:
3.1.3.1
Giàn dạng tàu
Giàn dạng tàu (Ship-type unit): giàn có một hoặc nhiều thân dạng tàu biển, được thiết kế hoặc hoán cải để hoạt động ở trạng thái nổi và có hệ động lực đẩy (tự hành).
3.1.3.2
Giàn dạng sà lan
Giàn dạng sà lan (Barge-type unit): giàn có một hoặc nhiều thân dạng tàu biển, được thiết kế hoặc hoán cải để hoạt động ở trạng thái nổi và không có hệ động lực đẩy (không tự hành).
...
Theo đó, giàn di động trên biển (viết tắt là giàn) là loại phương tiện có thể di chuyển ở trạng thái nổi, được dùng trong hoạt động dầu khí trên biển (thăm dò, khai thác, xử lí, chế biến).
Cũng theo quy định này, giàn di động trên biển gồm các kiểu sau:
(1) Giàn tự nâng;
(2) Giàn có cột ổn định;
(3) Giàn dạng tàu;
(4) Giàn dạng sà lan.
Giàn di động trên biển là gì? Khi lựa chọn cấp vật liệu để phân cấp giàn di động trên biển cần lưu ý những gì? (hình từ internet)
Việc kiểm tra thân giàn di động trên biển và trang bị được thực hiện thế nào?
Việc kiểm tra thân giàn di động trên biển và trang bị được thực hiện theo quy định tại tiết 6.3.2 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-1:2020 về Giàn di động trên biển - Phần 1: Phân cấp, cụ thể như sau:
6.3.2 Các yêu cầu về kiểm tra thân giàn và trang bị
6.3.2.1 Tất cả các thành phần kết cấu thân và trang thiết bị liên quan phải được kiểm tra trong quá trình chế tạo và thử đường dài. Các cuộc kiểm tra phải được thực hiện phù hợp với chương trình kiểm tra chế tạo thân vỏ (Hull construction monitoring program) được thẩm định theo 6.3.3.
6.3.2.2 Việc hàn và chế tạo các bộ phận kết cấu phải phù hợp với TCVN 12823-5 : 2020, nếu áp dụng.
6.3.2.3 Chương trình quản lý chất lượng (QCP) trong quá trình chế tạo giàn khoan tối thiểu phải bao gồm các mục dưới đây:
1) Chất lượng vật liệu, tính phù hợp và truy xuất nguồn gốc vật liệu (Material Traceability);
2) Bản chứng nhận trình độ thợ hàn và các bản ghi kèm theo;
3) Bản quy định kỹ thuật quy trình hàn và bản ghi chứng nhận quy trình hàn;
4) Chuẩn bị hàn bao gồm; tạo hình, chuẩn bị mép hàn, gá lắp (fit-up), căn chỉnh (alignment), làm sạch và hàn đính (tack weld);
5) Kiểm tra hàn chế tạo bao gồm điều kiện môi trường, trình tự hàn, gia nhiệt trước, gia nhiệt sau, dũi mặt sau (back gouging), lớp hàn phủ, chất lượng mối hàn, và quy trình sửa cần thiết;
6) Kiểm tra không phá hủy;
7) Hệ thống kiểm soát ăn mòn;
8) Thử khoang két.
6.3.2.4 Khi kết cấu được lắp ráp theo từng khối (block) hoặc mô đun (module), người giám sát kiểm tra gá lắp (fit-up), đường ống, kết nối điện, và chứng kiến thử theo yêu cầu để hoàn thành việc lắp ráp theo QCP, phù hợp với các bản vẽ được thẩm định và các yêu cầu theo tiêu chuẩn/hướng dẫn. Quá trình và sự phù hợp khi gá lắp kết cấu, lắp ráp các khối hoặc mô đun phải thỏa mãn người giám sát. Tất cả các mối nối chế tạo của kết cấu thân phải được kiểm tra trực quan, kiểm tra độ kín và phạm vi kiểm tra không phá hủy (NDT) được tiến hành thỏa mãn người giám sát. Chi tiết nêu trong 6.3.4 đến 6.3.14.
...
Như vậy, việc kiểm tra thân giàn di động trên biển và trang bị được thực hiện theo quy định trên.
Khi lựa chọn cấp vật liệu để phân cấp giàn di động trên biển cần lưu ý những gì?
Lưu ý khi lựa chọn cấp vật liệu để phân cấp giàn di động trên biển được nêu tại tiết 6.3.4 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12823-1:2020 về Giàn di động trên biển - Phần 1: Phân cấp, cụ thể như sau:
6.3.4 Vật liệu
6.3.4.1 Truy xuất nguồn gốc vật liệu (Traceability)
Cơ sở chế tạo phải duy trì một hệ thống truy xuất nguồn gốc vật liệu thỏa mãn người giám sát. Dữ liệu phải chỉ ra xuất xứ và kết quả thử vật liệu, có sẵn khi người giám sát yêu cầu.
6.3.4.2 Lựa chọn vật liệu
Khi lựa chọn cấp vật liệu để phân cấp giàn, nhiệt độ hoạt động thấp nhất dự kiến và loại phần tử kết cấu phải được xem xét. Các phần khác nhau của giàn khoan được phân loại theo loại vật liệu được sử dụng của chúng như sau:
a) Kết cấu đặc biệt, thường sử dụng cho các khu vực kết cấu nguy hiểm nhất;
b) Kết cấu chính, thường sử dụng cho các khu vực kết cấu nguy hiểm;
c) Kết cấu phụ, thường áp dụng cho các kết cấu ít nguy hiểm nhất.
Các phần tử kết cấu thuộc các loại trên được nêu tại 6.3.1 đến 6.3.3 của TCVN 12823-2 : 2020.
6.3.4.3 Tạo hình thép
Khi việc tạo hình thay đổi các đặc tính cơ bản của tấm quá các giới hạn cho phép, cần tiến hành xử lý nhiệt thích hợp để thiết lập lại các đặc tính yêu cầu. Trừ khi được thẩm định riêng, các giới hạn cho phép tối thiểu phải đáp ứng các đặc tính ban đầu của vật liệu trước khi tạo hình. Các phần tử được tạo hình phải được xem xét tính đến dung sai kích thước.
Chiếu theo quy định này, khi lựa chọn cấp vật liệu để phân cấp giàn di động trên biển cần phải xem xét nhiệt độ hoạt động thấp nhất dự kiến và loại phần tử kết cấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?