Giám sát hải quan đối với mặt hàng cát kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện như thế nào?
- Giám sát hải quan là gì? Nguyên tắc tiến hành giám sát hải quan là gì?
- Công tác giám sát hải quan đối với mặt hàng cát kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện như thế nào?
- Công tác phối hợp giữa các Chi cục Hải quan để giám sát hải quan đối với mặt hàng cát kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện như thế nào?
Giám sát hải quan là gì? Nguyên tắc tiến hành giám sát hải quan là gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Luật Hải quan 2014 định nghĩa về giám sát hải quan như sau:
Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
1. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
4. Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
5. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Như vậy theo quy định trên giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Công tác giám sát hải quan đối với mặt hàng cát kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 3586/TCHQ-GSQL năm 2022 quy định công tác giám hải quan đối với mặt hàng cát kinh doanh tạm nhập tái xuất như sau:
- Mặt hàng cát kinh doanh tạm nhập tái xuất phải được chuyên chở trong phương tiện có thể niêm phong hải quan. Trường hợp phương tiện chứa hàng không có nắp thì phải phủ bạt kín để đảm bảo niêm phong hải quan.
- Phương tiện vận chuyển cát tạm nhập tái xuất phải niêm phong bằng seal định vị để Chi cục hải quan làm thủ tục giám sát trong suốt quá trình vận chuyển.
- Hàng hóa tạm nhập phải tái xuất ngay. Trường hợp chưa tái xuất ngay thì phải lưu giữ tại khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất bố trí cán bộ công chức tổ chức giám sát đảm bảo không để lợi dụng đưa cát có nguồn gốc trong nước vào xuất khẩu.
- Hàng hóa không được phép thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất. Việc thay đổi phương tiện vận tải chỉ được thực hiện tại cửa khẩu nhập, cửa khẩu xuất và dưới sự giám sát của cơ quan hải quan.
Giám sát hải quan đối với mặt hàng cát kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác phối hợp giữa các Chi cục Hải quan để giám sát hải quan đối với mặt hàng cát kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Công văn 3586/TCHQ-GSQL năm 2022 quy định công tác phối hợp giữa các Chi cục Hải quan để giám sát hải quan đối với mặt hàng cát kinh doanh tạm nhập tái xuất như sau:
Việc giám sát hải quan từ Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện bằng Biên bản bàn giao theo Mẫu 10/BBBG/GSQL | Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, cụ thể:
- Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
+ Thực hiện gắn seal định vị trên phương tiện vận tải hàng hóa kinh doanh TNTX trước khi phê duyệt vận chuyển và xử lý các thông tin cảnh báo từ Hệ thống theo Quy trình sử dụng seal định vị ban hành kèm theo Quyết định 138/QĐ-TCHQ năm 2020 của Tổng cục Hải quan.
+ Lập 03 Biên bản bàn giao hàng hóa theo Mẫu 10/BBBG/GSQL nêu trên, giao 02 Biên bản bàn giao cho người khai hải quan để vận chuyển cùng hàng hóa và giao cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định,
- Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:
+ Thu hồi seal định vị trên Hệ thống, kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của seal định vị điện tử, trường hợp seal có dấu hiệu bị cậy, mở thì báo cáo lãnh đạo Chi cục để quyết định kiểm tra thực tế 100% phương tiện vận tải.
+ Tiếp nhận biên bản bàn giao từ người khai hải quan và kiểm tra các thông tin về Biên bản bàn giao, kiểm tra tình trạng seal định vị, đối chiếu số niêm phong | thực tế với sổ niêm phong hải quan trên biên bản bàn giao. Kết quả phù hợp thì xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao (lưu 01 Biên bản và giao người khai hải quan 01 Biên bản).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?